Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Tìm hiểu về giãn dây chằng đầu gối

Tìm hiểu về giãn dây chằng đầu gối


Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường gặp phải những va chạm như: trượt, té ngã, mang vật nặng, chơi thể thao, tai nạn, … khiến khớp gối bị chấn thương và gây ra hiện tượng bong gân (giãn dây chằng).
Nguyên nhân giãn dây chằng đầu gối
Chơi thể thao gây giãn dây chằng đầu gối

Giãn dây chằng là một loại tổn thương dây chằng, một dải mô dai chắc nối hai xương tại khớp hay gần khớp với nhau.  Giãn dây chằng chéo nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức, là tai biến dễ gặp ở cổ tay, mắt cá chân, bàn chân, khớp gối.

1. Dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối

Giãn đầu gối có nhiều loại dây chằng khác nhau như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên...Khi xảy ra chấn thương dây chằng đầu gối, dây chằng bị kéo giãn ra nhưng không bị đứt hoàn toàn, lúc này người bệnh chỉ cảm thấy vô cùng đau đớn. Đó là dấu hiệu rõ ràng nhất khi bị giãn dây chằng đầu gối.
dấu hiệu giãn dây chằng khớp gối
Cấu tạo dây chằng khớp gối

Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện triệu chứng sưng đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài nhưng không bầm tím ở vùng bị tổn thương giãn dây chằng đầu gối. Tuy nhiên, khớp vẫn được giữ vững chứ không bị lỏng lẻo.
Sau một thời gian khi đã hết đau thì cảm giác khớp gối lỏng lẻo, khiến bạn đi lại, vận động khó khăn. Đồng thời lại xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối. Đây là triệu chứng của giãn dây chằng đầu gối sau một thời gian gặp phải chấn thương này.
Chấn thương đầu gối thì có đứt dây chằng đầu gối không?

2. Chẩn đoán giãn dây chằng đầu gối

Để biết chính xác dây chằng đầu gối đang bị tổn thương ở mức độ nào, đầu tiên cần chụp X - quang xem xương có rạn nứt gì không.
Sau đó thì chỉ có cách chụp cộng hưởng từ mới có thể nhìn được xem mức độ giãn/đứt dây chằng và nhất là rạn/rách sụn chêm.
Chuẩn đoán giãn dây chằng đầu gối
Các nghiệm pháp chẩn đoán khi bị giãn dây chằng đầu gối
 Trường hợp, nếu ở độ tuổi trẻ và mức độ tổn thương nhẹ thì sẽ điều trị giãn dây chằng chéo bằng cách điểm dịch kích thích cho sụn liền lại. Nếu ở mức độ nghiêm trọng hơn thì sẽ mổ nội soi để gắp những miếng sụn rách ra hoặc nối lại dây chằng đã bị đứt.

3. Điều trị giãn dây chằng đầu gối

- Trường hợp giãn dây chằng nhẹ có thể dùng đá lạnh, thuốc gel lạnh, salonpas lạnh để chườm và giảm nhanh cơn đau. Kết hợp với dùng thuốc giảm đau NSAIDs với thuốc chống viêm, chống phù nề. Đó là những phương pháp hiệu quả khi bị giãn dây chằng đầu gối. 
Điều trị giãn dây chằng đầu gối
Điều trị giãn dây chằng đầu gối

- Khi bị chấn thương giãn dây chằng, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng dầu nóng, cao nóng Salonpas, Deep heat, mật gấu, rượu… để xoa bóp vì có thể khiến khớp sưng to hơn và đau nhiều hơn, dễ dẫn đến teo cơ và cứng khớp.
- Không nên chủ quan mà phải chú ý xử lý cẩn thận kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để tránh dẫn đến đứt dây chằng khiến việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn.
Trên đây là một số kiến thức về giãn dây chằng đầu gối. Hi vọng đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về giãn dây chằng đầu gối. Chúc bạn sống khỏe!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét