Giãn dây chằng đầu gối vấn đề bạn quan tâm
Giãn dây chằng đầu gối là một chấn thương do nhiều
nguyên nhân khác nhau: chơi thể thao, tai nạn,... lúc này dây chằng bị kéo giãn
tuy nhiên không đứt hoàn toàn làm cho người bệnh vô cùng đau đớn.
1. Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối là gì ?
Khi gặp phải chấn thương giãn
dây chằng đầu gối, bạn sẽ gối bị tổn thương sưng lên, tuy nhiên sẽ
không có dấu hiệu bầm tím, có cảm giác rất đau đớn. Lúc này khớp gối sẽ không
được vững khi vận động nhưng sẽ không bị lỏng lẽo.
Khớp gối có cảm giác lỏng lẽo |
Sau 2- 3 tuần thì dấu hiệu trên giảm
dần thay vào đó có cảm giác lỏng gối. Việc có chỉ định mổ hay không tùy thuộc
vào mức độ nặng hay nhẹ của chấn thương.
2. Các nghiệm pháp chuẩn đoán giãn dây chằng đầu gối
Để biết chính xác dây chằng
đầu gối của bạn đang bị đứt hay giãn cần thực hiện các nghiệm pháp chuẩn
đoán sau:
- Trước tiên bạn cần chụp X -
quang xem tình trạng tổn thương của xương.
- Để biết được mức tổn thương của
dây chằng bạn sẽ phải chụp cộng hưởng từ để xem mức độ giãn hay đứt dây chằng
và đặc biệt nguy hiểm hơn là rạn/rách sụn chêm.
3.
Giãn dây chằng đầu gối có cần thiết mổ không?
Với đối
tượng là người ít vận động hay tổn thương ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần điều trị giãn dây chằng chéo
bằng cách điểm dịch để kích thích cho sụn liền lại. Cùng với đó, bạn nên dùng
đá lạnh và các thuốc giảm đau dành cho giãn dây chằng, có thể sẽ tự lành sau
vài tháng.
Thuốc giảm đau khi bj giãn dây chằng đầu gối |
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ
quan với tình trạng bệnh của mình mà phải luôn chú ý theo dõi và thăm khám
thường xuyên. Bởi nếu không được phát hiện và kéo dài tình trạng đau, sưng nề
khớp gối, bệnh sẽ rất nghiêm trọng có
nguy cơ bị thoái hóa khớp gối.
Do vậy, bạn cần đặc biệt chú trọng
đến tình trạng bệnh của mình ở mức độ nào để có phương pháp điều trị phù hợp
tránh những biến chứng về sau. Nếu tình trạng bệnh nặng thì nên mổ giãn
dây chằng đầu gối bằng phương pháp mổ nội soi để gắp những miếng
sụn rách ra hoặc nối lại dây chằng đã bị đứt.
Song mổ giãn dây chằng đầu gối không phải mổ tiến hành mổ
liền như các bệnh khác, mà thời điểm thích hợp để mổ là sau khi bị chấn thương
khoảng 2-3 tuần. Vì vậy bạn nên tìm đến các bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm
trong ngành để được tư vấn rõ ràng nhất về tình trạng bệnh.
Đứt dây chằng chéo trước có đi lại bình thường không?
4. Bài tập phục hồi chức năng sau mổ giãn dây chằng đầu gối
Luyện tập sau mổ giãn
dây chằng đầu gối là rất quan trọng, bởi nó chiếm 40% kết
quả của một ca phẫu thuật dây chằng đầu gối. Có kế hoạch hồi phục chức năng hiệu
quả sẽ giúp người bệnh nhanh chóng trở
lại với các hoạt động hàng ngày tốt hơn.
Sau đây là các bước của một bài tập phục hồi chức năng sau mổ giãn dây chằng chéo đầu gối:
Bài tập phục hồi chức năng sau mổ giãn dây chằng chéo |
Sau đây là các bước của một bài tập phục hồi chức năng sau mổ giãn dây chằng chéo đầu gối:
*Giai đoạn 1: Tập ngay sau mổ cho
đến tuần thứ 8
- Sau mổ 1-2 ngày bạn nên chườm đá
(3 tiếng/ lần) để giảm đau, sưng nề khớp gối và tập vận động xương bánh chè.
Kết hợp với mang nẹp để cố định khớp gối, đi nạng đến 8 tuần.
- Tập vận động và khép khớp háng,
khớp cổ chân và các tư thế phục hồi và tập cơ đùi,cơ cẳng bàn chân bằng phương
pháp cơ tĩnh trong nẹp.
*Giai đoạn 2: Tuần 9 - tuần 12
- Có thể đi lại bình thường mà không
mang nẹp
- Tập gấp gối tối đa, duỗi gối chủ
động.
*Giai đoạn 3: từ 3 đến 5 tháng
- Tiếp tục luyện tập các động tác
như ở giai đoạn 2
- Tậpcác bài tập tăng cơ để tăng
cường sức mạnh cho đùi (chạy tốc độ tăng dần, chạy xe, chơi thể thao….)
*Giai đoạn 4: Sau 6 tháng
Trở lại
với các hoạt động bình thường như chạy, nhảy đạp xe và các hoạt động thể thao
khác.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi tập các
bài tập phục hồi chức năng sau mổ giãn dây chằng đầu gối thì phải tuân
thủ dưới chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Tóm lại với những
người lao động nhiều và các vận động viên thể thao thì mổ giãn dây chằng đầu gối
cần thiết và sẽ không cần thiết với những đối tượng ít vận động như:
nhân viên văn phòng, người cao tuổi,…
Trên đây là những kiến thức về giãn
dây chằng đầu gối và một số chia sẻ về việc mổ giãn dây chằng chéo có
cần thiết không?. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có quyết định của riêng mình. Chúc
bạn nhanh bình phục!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét