Một số câu hỏi thường gặp về Rách Dây Chằng Khớp Gối
Khi bạn chơi thể thao
hay chạy nhảy, đôi khi trong một số tình huống bắt buộc phải dừng lại đột ngột
hay thay đổi hướng nhanh chóng. Trong các trường hợp này vô tình làm tổn thương
đến khớp gối và dẫn đến rách dây chằng khớp gối. Khi rách
dây chằng khớp gối bạn thường có những thắc mắc, băn khoăn nhưng khó
tìm ra lời giải đáp thích đáng. Bài viết
dưới dây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Rách dây chằng đầu gối trước |
1. Rách dây chằng khớp gối là do đâu?
- Rách dây chằng khớp gối thường
xảy ra do chấn thương trong hoạt động thể thao, tai nạn lao động,...Nó xảy ra khi phải dừng lại đột ngột, đổi hướng bất ngờ, xoắn đầu
gối quá mức.
- Một số chấn thương bất ngờ
như té hố sâu, nhảy tiếp đất chân không thuận,…
2. Biểu hiện rách dây chằng khớp gối là gì?
- Nghe thấy tiếng “pop” sau
khi bị chấn thương.
- Đầu gối sưng lên
- Có cảm giác gối không ổn định và khiến người bệnh rất
đau đớn.
3. Chẩn đoán rách dây chằng khớp gối như thế nào?
Để xác định mức độ tổn thương của khớp gối thì bạn cần làm các
xét nghiệm sau đây:
Xét nghiệm chuẩn đoán rách dây chằng khớp gối |
- Chụp X – quang là cần thiết để loại trừ một vết gãy xương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để có thể thấy mức độ của chấn thương
dây chằng trước khớp gối và xem các dây chằng đầu gối hoặc sụn khớp bị thương.
- Siêu âm để kiểm tra mức độ thương tích ở các dây chằng, gân và
cơ của đầu gối.
- Nội soi khớp thấy tất cả những tổn hại của gối.
4. Rách dây chằng khớp gối có nguy hiểm không?
Trong cuộc
sống hàng ngày, chúng ta có thể thực hiện các động tác nhanh mạnh được là nhờ
sự vững chắc của khớp gối. Nếu bị rách
dây chằng khớp gối thì sự vững chắc đó không còn nữa. Do đó, mối quan
hệ giữa xương đùi và xương trong khớp gối bị phá vỡ. Như vậy, rách dây chằng khớp gối là rất nguy
hiểm.
- Theo
chiều của trục trước – sau: quan hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẽo.
Do đó, bạn sẽ rất khó khăn khi thực hiện động tác nhanh mạnh và liên tục.
- Lực truyền từ đùi xuống cẳng chân
không bình thường do sự thay đổi của xương chày và xương đùi, dẫn đến rách sụn
chêm và thoái hóa khớp.
5. Điều trị rách dây chằng khớp gối như thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của rách dây chằng khớp gối sẽ có phương
pháp điều trị tốt nhất.
- Rách dây chằng khớp gối ở mức độ nhẹ
thì bạn có thể tập luyện các bài tập phục hồi chức năng để lấy lại sự
dẻo dai của khớp gối và tăng cường cơ.
Bài tập phục hồi chức năng rách dây chằng chéo trước |
- Phẫu thuật hút dịch: đưa kim vào khớp gối để thu
dịch dư thừa để giảm sưng cho đầu gối.
- Phẫu thuật tái thiết: khi sử dụng kim khâu để
nối lại dây chằng bị rách không thành công thì việc sử dụng một mảnh dây
chằng từ một phần khác của chân dùng để thay thế là vô cùng hữu hiệu.
- Ngoài ra, khi bị rách dây chằng khớp gối bạn cũng
có thể điều trị ở nhà, tuy
nhiên bạn cần lưu ý những điều sau:
+ Nghỉ ngơi, hạn chế vận động
+ Sử dụng nạng để giảm dồn trọng lượng vào đầu gối chấn thương
rách dây chằng.
+ Dùng băng ép để băng đầu gối ít nhất 20 phút, cách 2 tiếng một lần.
+ Nén vết thương bằng cách quấn một băng đàn hồi hoặc quấn nén
xung quanh đầu gối.
+ Cố gắng tập luyện nâng cao gối
+ Dùng thuốc giảm đau khi cần thiết
Trên đây là những chia sẻ kiến thức
về rách dây chằng khớp gối, hi vọng đã giải đáp
những vướng mắc của bạn về bệnh này. Chúc bạn luôn sống khỏe!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét