Một số câu hỏi thường gặp về đứt dây chằng chéo trước
Trong sinh hoạt hàng ngày và trong
hoạt động thể thao, thường xảy ra các chấn thương gây tổn thương khớp gối và
một trong những tổn thương đó là đứt dây chằng chéo trước. Và khi đứt dây chằng chéo trước, chắc hẳn bạn sẽ
có câu hỏi thắc mắc về nó. Bài viết này sẽ chia sẻ một số câu hỏi thường gặp về đứt
dây chằng chéo trước.
1. Những trường hợp nào thì xảy ra đứt dây chằng chéo trước ?
Đây là một trong những câu hỏi thường gặp khi bị đứt dây
chằng chéo trước. Vậy đứt dây
chằng chéo xảy ra trong trường hợp nào?
Trong cuộc sống hàng
ngày và trong thể thao ta thường thấy xảy ra các chấn thương dây chằng chéo
trước như: Đang chạy thì dừng lại đột
ngột và chuyển hướng nhanh chóng; xoay người về phía đối diện mà
giữ nguyên chân một cú nhảy cao tiếp đất bằng một chân không thuận.
Hay cầu thủ cản bóng trong trận bóng, cầu thủ
trượt tuyết là rất điển hình, tai nạn giao thông.
Trong
các trường hợp trên bệnh nhân sẽ lập tức nghe tiếng rắc, cảm thấy đau dữ dội,
đầu gối sưng to. Sau một thời gian ngắn, khi đi người bệnh cảm thấy khớp gối
lỏng lẽo, chân yếu, đùi bị tổn thương teo dần so với chân không bị tổn thương.
Đó là những biểu hiện đứt dây chằng chéo trước.
2. Chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước như thế nào?
Ngay tại hiện trường xảy ra chấn thương cũng có thể chẩn đoán được là tổn
thương dây chằng chéo trước, dựa vào dấu hiệu bầm tím quanh đầu gối, gối sưng
to phủ lấp các chỗ lõm bình thường, tràn dịch ở xương bánh chè.
Đứt dây chằng chéo
trước- đầu gối sưng to và bầm tím
Bên cạnh đó cũng có thể làm các nghiệm pháp để chuẩn
đoán đứt dây chằng chéo trước sau: Nghiệm pháp Lachman có độ nhạy đến 87 – 98%; Nghiệm pháp ngăn kéo trước; Các nghiệm pháp
phát hiện dấu bán trật – xoay (Nghiệm pháp gập xoay
(flexion-rotation-drawer test), pivot shift, MacIntosh, và Losee test )
Ngoài ra, để chuẩn đoán đứt dây chằng chéo trước
có thể tiến hành chụp Chụp X-quang
(X-Quang thẳng – nghiêng); Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán không
xâm lấn, nó rất có ý nghĩa trong chẩn đoán tổn thương cộng hưởng từ có độ nhạy
từ 98% đến 99%, độ đặc hiệu 96,7%, độ chính xác 97%; Dụng cụ đo độ di lệch giữa mâm chày; Các nghiệm pháp chẩn đoán tổn thương sụn chêm(Nghiệm pháp Mc
Murray, nghiệm pháp Appley; Nghiệm pháp Thessaly). ). Đó là những nghiệm pháp chuẩn đoán về đứt dây chằng chéo trước. Và
đây cũng là một trong những câu hỏi mà bệnh nhân đứt dây chằng
chéo trước thường gặp.
3. Đứt dây chằng chéo trước có cần thiết phải phẫu thuật hay không?
Đây là một trong những câu hỏi
thường gặp nhất khi bị đứt dây chằng chéo trước. Bởi khi gặp phải tình
trạng này bệnh nhân thường rất băn khoăn có nên mổ không vì họ vẫn có thể đi
lại bình thường.
Không như các bệnh khác khi bị đứt dây chằng chằng chéo trước không cần
thiết phải mổ ngay lập tức. Sau 3-4 tuần đó là thời điểm tốt nhất để phẫu
thuật, bởi cần có thời gian chuẩn bị trước mổ, lên kế hoạch để chuẩn bị trong
khi mổ và chế độ tập luyện hồi phục sau mổ.
4. Có cần tập luyện trước khi mổ không?
Tập luyện trước khi phẫu thuật là điều hiển nhiên phải có, khi bị chấn
thương đầu gối sưng to, để cơ đùi không
bị teo thì cần tập các bài tập tạ vùng đùi, cẳng chân. Qúa trình tập luyện phải
theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tập tạ cẳng chân trước khi phẫu thuật dây chằng chéo trước |
5. Chân có bị yếu đi không nếu lấy mảnh gân ghép để tạo hình dây
chằng chéo trước?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân lo lắng khi bị đứt dây chằng chéo
trước, bởi họ phải lấy gân ở bộ phận khác để tái tạo lại dây chằng đã bị đứt.
Câu trả lời chắc chắn là chân sẽ không bị yếu đi khi phẫu thuật bằng mảnh
gân ghép, điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu gần đây.
6. Phẫu thuật dây chằng chéo bằng phương pháp nào ?
Phẫu thuật dây chằng chéo trước có khá nhiều
phương pháp, điều này làm cho bệnh nhân rất hoang mang, lo lắng liệu phương
pháp nào là hiệu quả nhất. Chính vì vậy, phẫu thuật dây chằng chéo trước hằng
phương pháp nào ? là một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi bị đứt
dây chằng chéo trước.
Tái tạo lại dây chằng chéo trước bằng một mảnh
gân khác thay thế qua nội soi là phương pháp phẫu
thuật hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. vật liệu được sử
dụng trong phương pháp này có thể là
gân tự thân (Gân Hamstring(gân cơ thon và cơ bán gân); gân bánh chè; gân cơ tứ
đầu )và gân đồng loại(gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác bên
dài…)
Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng phương pháp nội soi |
Phẫu thuật
dây chằng chéo trước với phương pháp thay thế mảnh gân khác qua nội soi,
tỉ lệ thành công khá cao 82-95%.
Trên đây là một số câu hỏi thường gặp về đứt
dây chằng chéo trước, hi vọng bạn đã tự trả lời được những thắc mắc của
bản thân về đứt dây chằng chéo trước. Chúc bạn luôn sống khỏe!
Bài chia sẽ về dây chằng chéo trước khá hay. Xin cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa