Tìm hiểu về dây chằng chéo đầu gối sau
Dây chằng chéo đầu gối sau là một trong hai dây chằng nằm
trong gối, so với dây chằng chéo trước nó khoẻ, dày hơn nhiều. Dây chằng đầu gối
sau nằm ở vị trí trung tâm của khớp gối (khoang gian lồi cầu
xương đùi, chính giữa của đầu gối và nằm sau dây chằng đầu gối trước).
Dây chằng chéo đầu gối sau có cấu
trúc bao gồm: hai bó sợi chạy từ trước ra sau bám ở diện sau gai trên mâm chày
nằm ở mặt ngoài của lồi cầu trong. Giống như tất cả các dây chằng, dây chằng
chéo sau có nhiệm vụ giữ
cho mâm chày không di chuyển ra sau.
1. Vai trò của dây chằng đầu gối sau
Vai trò của dây chằng chéo sau ngược
lại với dây chằng chéo trước đó là: chống lại di lệch ra sau của xương chày so
với xương đùi. Ngăn cản
dấu hiệu ngăn kéo sau ở xương đùi. Ở trong tư thế gấp gối việc kiểm soát được
ngăn kéo sau nằm ở hai bó của dây chằng chéo. Nói về chức năng của dây chằng
chéo thì dây chằng chéo trước có chức năng quang trọng hơn so với dây chằng
chéo sau.
2. Nguyên nhân đứt dây chằng chéo sau
Trong cuộc sống, bạn không thể tránh khỏi những va chạm gây chấn thương ở khớp
gối, một trong số đó là đứt dây chằng đầu gối sau.
Chấn thương đứt dây chằng chéo sau |
Khác
với đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau là
hiếm gặp. Nó chỉ xảy ra khi chấn thương trực tiếp đập mạnh vào mặt
trước của cẳng chân, thông thường là do tai nạn giao thông gây ra, một số ít là
do chấn thương trong hoạt động thể thao. Loại chấn thương này là
do mặt trước của cẳng chân trực tiếp chịu tổn thương và kèm theo
đó là gãy xương ở chi dưới.
3. Dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau
Làm thế nào để phát hiện chính xác dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau?
Từ đó có chỉ định
điều trị hiệu quả nhất, tránh biến chứng sau này.
Khi bị đứt dây chằng chéo sau
dấu hiệu mà người bệnh dễ nhận thấy nhất là bị hạn chế trong các tư thế
vận động như: đi lại, chạy nhảy, lên xuống dốc hay cầu thang,… kết hợp
với đó là đau và sưng gối. Nếu triệu chứng này không được phát hiện thì theo tiến
triển thông thường sẽ giảm đau dần và tự lành.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, sau một thời gian, sẽ thấy
đùi ở chân bị tổn thương teo lại so với chân không bị chấn thương và đầu trên
của cẳng chân bị tụt ra sau. Từ đó, sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối, mất
vững nếu tình trạng này kéo dài.
Bên cạnh đó để chuẩn đoán đứt dây chằng chéo đầu gối sau,
người ta còn sử dụng các phương pháp xét nghiệm, biện pháp chuẩn đoán ban đầu để
giúp người bệnh nhận biết rõ hơn về tình trạng của mình.
Có rất nhiều biện pháp chuẩn đoán ban đầu sau khi
chấn thương xảy ra. Song hai nghiệm pháp Godfrey và ngăn kéo sau là
được sử dụng phổ biến nhất.
Nghiệm pháp chuẩn đoán ban đầu đứt dây chằng chéo sau |
Các phương pháp xét nghiệm(cận lâm sàng) cũng được
coi là tối ưu, có 2 phương pháp quan trọng nhất là: Chụp X –quang và
Cộng hưởng từ.
+ Chụp X-quang: hình ảnh đầu tiên ta thấy là mâm chày
ra sau so với lồi cầu đùi vì lúc này khớp gối của bệnh nhân bị lực đẩy ra sau
ở đầu trên cẳng chân. Đây cũng là hiện tượng dễ dàng nhận thấy ở người đứt dây
chằng đầu gối sau. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ kiểm tra
chắc chắn không bỏ sót gãy xương phối hợp.
+ Cộng hưởng từ: Cho ta thấy rõ nét hình ảnh của dây
chằng bị đứt đoạn hoặc mất tín hiệu. Đồng thời có thể đánh giá
tổng quát về các bộ phận khác liên quan: sụn chêm, xương, dây chằng khác….
4. Đứt dây chằng chéo sau có cần phẫu thuật không ?
Khi
gặp phải tình trạng đứt dây chằng chéo sau, hầu hết các bênh nhân
đều có cùng một nỗi băn khoăn, liệu có cần phải phẫu thuật không. Tùy vào
trường hợp bị chấn thương, độ tuổi, mức độ tổn thương,…mà ta lựa
chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Chấn thương đứt dây chằng chéo sau |
Chấn
thương đứt dây chằng chéo sau
Do chức năng, cấu tạo, cơ sinh học
của dây
chằng chéo sau mà việc phẫu thuật, tái tạo dây chằng chéo sau khó hơn nhiều
so với dây chằng chéo trước. Bởi nếu tổn thương dây chằng chéo sau mà gối không
bị tụt ra sau quá mức thì gối không bị mất vững nên bệnh nhân chỉ thấy đau mặt
trước gối và chân hơi yếu khi đi lại. Do đó, khi đứt dây chằng chéo sau ít được
chỉ định phẫu thuật. Vậy, những trường hợp nào mới phải phẫu thuật dây
chằng chéo sau ?
5. Những trường hợp nên mổ dây chằng chéo sau
Sau khi mổ khi tập luyện có cần dùng nẹp không?
Đứt dây chằng chéo đầu gối sau
ít được chỉ đinh phẫu thuật. Tuy nhiên khi gặp phảo những trường hợp sau bạn cần
cân nhắc đến việc phẫu thuật.
- Khi đứt dây chằng chéo sau kết
hợp với những tổn thương kèm theo: dây chằng bên ngoài hoặc bao
khớp phía sau ngoài.
- Khi bị tổn thương dây
chằng đầu gối sau mà gối lỏng nhiều, khi chơi thể thao rất khó khăn,
thậm chí trong các hoạt động sinh hoạt, vận động thường ngày cũng rất hạn
chế. Kèm theo đó, chức năng gối giảm, mức độ di lệch của khớp nhiều nhìn thấy
khi chụp phim X- quang.
- Dây chằng chéo sau bị tổn
thương khi ở vị trí bám mà diện bám di lệch quá nhiều, hay gọi cách khác là
bong diện của dây chằng chéo sau.
- Khi cả hai dây chằng chéo
trước và sau bị tổn thương. Theo quan điểm truyền thống chỉ cần mổ dây chằng
chéo trước đơn thuần nhưng về sau hệ quả tái phát tổn thương ở dây chằng chéo
rất cao vì lúc này gối vẫn lỏng.
- Bởi vậy, theo quan điểm hiện
tại và sự phát triển của khoa học ta nên tái tạo lại cả hai dây chằng chéo
trước và sau, dây chằng chéo khi được tái tạo sẽ giảm nguy cơ bị tổn thương lại
và đạt được yêu cầu tốt nhất trong điều trị và phục hồi.
- Đứt dây chằng chéo sau gây tình trạng
khớp gối không vững làm cho người bệnh có cảm giác tàn phế.
Tóm lại: Khi gặp những dấu hiệu trên thì
bạn nên mổ dây chằng đầu gối sau để tránh những biến chứng về sau. Bên
cạnh đó cũng cần tìm đến bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn trực tiếp và
kỹ hơn vì dây chằng chéo sau phức tạp và chặt chẽ hơn rất nhiều so với dây
chằng chéo trước.
Trên đây là những kiến thức liên
quan đến dây chằng chéo đầu gối sau, hi vọng bạn đã tích lũy được những
điều cần cần biết về dây chằng chéo sau. Chúc bạn luôn sống khỏe và vui vẻ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét