Những dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau - Bạn không thể bỏ qua
Khác với đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau là hiếm gặp. Nó chỉ
xảy ra khi có chấn thương mạnh cũng có thể xảy ra ở các vận động
viên chơi thể thao, nhưng phổ biến hơn hết là do chấn thương bởi tai
nạn giao thông. Loại chấn thương này là do mặt trước của cẳng chân
trực tiếp chịu tổn thương và kèm theo đó là gãy xương ở chi
dưới.
Đứt dây chằng chéo sau
Dây chằng đầu gối sau nằm ở vị trí
trung tâm của khớp gối (khoang gian lồi cầu xương đùi, chính giữa của đầu gối
và nằm sau dây chằng đầu gối trước). Nó dày và khỏe hơn nhiều so với dây chằng
chéo trước, có nhiệm vụ giữ không cho mâm
chày di chuyển ra sau.
|
1. Nguyên nhân đứt dây chằng chéo sau
Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, bạn sẽ gặp rất nhiều tình huống sẽ xảy ra chấn thương ở khớp gối. Và tổn thương ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng, đó là đứt dây chằng chéo sau. Khi bị tổn thương dây chằng chéo sau ở mức độ đứt một phần hoặc đứt toàn phần thì có thể sau một thời gian và những trường hợp này thường khó phát hiện.
Ngã trong tư thế gối gập
|
Vậy để chẩn đoán dấu
hiệu đứt dây chằng chéo sau một cách chính xác nhất thì phải làm thế nào? Để có những chỉ định điều trị với phương pháp hiệu quả nhất, tránh biến chứng sau này. Những chia sẻ của bài viết dưới dây sẽ giúp bạn nhận biết điều đó.
Chấn thương đầu gối thì có đứt dây chằng đầu gối không?
2. Dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau
Cũng như đứt dây
chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau sẽ làm người bệnh
hạn chế trong các tư thế vận động như: đi lại, chạy nhảy, lên xuống
dốc hay cầu thang,…cùng với đó là đau,
sưng gối. Nếu bạn không để ý và không nhận ra những dấu hiệu này thì sau một thời gian các triệu chứng đứt dây chằng chéo trên sẽ dần dần biến mất.
Tuy
nhiên, một số trường hợp, sau một thời gian, thấy đùi của chân bị tổn
thương teo và đầu trên của cẳng chân bị tụt ra sau. Và sẽ dẫn đến thoái
hóa khớp gối, mất vững nếu tình trạng này kéo dài.
Ngoài những dấu
hiệu lâm sàng đứt dây chằng chéo sau trên, thì các biện pháp
chuẩn đoán cũng giúp người bệnh nhận biết rõ hơn về tình trạng
bệnh. Có rất nhiều biện pháp chuẩn đoán ban đầu sau khi chấn thương
xảy ra. Song hai nghiệm pháp Godfrey và ngăn kéo sau là được sử dụng
phổ biến nhất.
Các biện pháp chuẩn đoán ban đầu |
Bên cạnh đó, các
phương pháp xét nghiệm(cận lâm sàng) cũng được coi là tối ưu, có 2
phương pháp quan trọng nhất là: Chụp X –quang và Cộng hưởng từ.
Phương pháp xét nghiệm (cận lâm sàng)
|
Khi Chụp X-quang: hình ảnh đầu tiên
ta thấy là mâm chày ra sau so với lồi cầu đùi vì lúc này khớp gối của bệnh
nhân bị lực đẩy ra sau ở đầu trên cẳng chân. Đây cũng là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy ở
người đứt dây
chằng đầu gối sau. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ kiểm tra chắc chắn không
bỏ sót gãy xương phối hợp.
Cộng hưởng từ: Cho ta thấy rõ nét
hình ảnh của dây chằng bị đứt đoạn hoặc mất tín hiệu. Đồng thời có thể đánh
giá tổng quát về các bộ phận khác liên quan : sụn chêm, xương, dây chằng khác…
Như vậy, phương pháp
chụp X –Quang và Cộng hưởng từ là 2 phương pháp xét nghiệm để chuẩn đoán dấu
hiệu đứt dây chằng chéo sau chính xác nhất.
Trên đây là những kiến
thức về đứt dây chằng chéo sau, đặc biệt bài viết đã giúp bạn có thể nhận biết
dễ dàng dấu hiệu của đứt dây chằng đầu gối sau và có phương pháp
điều trị tốt nhất cho bản thân khi gặp phải chấn thương này! Chúc bạn luôn sống
khỏe!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét