Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Bài tập phục hồi dây chằng chéo sau hiệu quả

Bài tập phục hồi dây chằng chéo sau hiệu quả

Chấn thương dây chằng chéo sau ở mức độ nhẹ hay quá trình phục hồi sau phẫu thuật thì bài tập phục hồi dây chằng chéo sau đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi hiệu quả phẫu thuật được kết hợp giữa kĩ thuật và quá trình tập luyện sau mổ. Bài tập phục hồi chức năng gồm những giai đoạn sau :

1. Giai đoạn 1: Tập ngay sau mổ cho đến hết 8 tuần

- Sau khi mổ được 1 đến 2 ngày

+ Chườm đá lạnh 20 phút/lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ đồng hồ để giảm đau, sưng nề khớp gối và tập vận động xương bánh chè.
Điều trị phục hồi tái tạo dây chằng chéo sau
Phương pháp chườm đá dây chằng chéo sau khớp gối

+ Mang nẹp cố định và tập 10 động tác mỗi giờ tránh huyết khối tĩnh mạch.
+ Tập vận động và khép khớp háng, khớp cổ chân và các tư thế phục hồi
 + Tập cơ đùi, cơ cẳng bàn chân bằng phương pháp cơ tĩnh trong nẹp( nên dùng nẹp 4 đến 6 tuần).
Đó là giai đoạn đầu tiên cần thực hiện nghiêm túc với bài tập phục hồi dây chằng chéo sau.

- Từ ngày thứ 2 đến hết tuần thứ nhất sau mổ

+ Đeo nẹp, gối duỗi và tập đứng dậy với 2 nạng trợ giúp (chịu 50% trọng lượng cơ thể).
+ Tập các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau với cường độ tăng dần, nên đeo nẹp liên tục 24/24h.
+ Sử dụng 2 nạng nách khi đi lại, để lấy lại sự hoạt động của khớp gối và giảm đau, giảm sưng.
-Từ tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 4
+ Tập nâng chân mổ với nẹp, duỗi gối và tập các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau trong nẹp.
+ Tập gập gối 60 độ và nẹp được tháo 1 ngày 3 lần.
+ Đến tuần thứ 4: hoạt động thụ động và chủ động có sự trợ giúp và làm thao tác gập gối 90 độ, để chân sau khi mổ làm quen với sự co giãn của dây chằng.
Dây chằng chéo sau
Bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo sau
- Tuần thứ 4 – 6: Tiếp tục đi lại với nạng. Hết tuần thứ 4 sức cơ đùi phải mạnh và gập gối 90 độ và được duỗi hoàn toàn như lúc ban đầu.
-Từ tuần thứ 5 đến hết tuần7
+ Tháo nẹp hay đeo nẹp vẫn tiếp tục tập các bài tập phục hồi chứng năng các cơ, và liên tục duy trì hoạt động duỗi khớp gối tối đa.
+ Gập gối 90 độ đến 110 độ và ngược lại, lúc này tiếp tục duỗi gối từ 90 độ về 0 độ
+ Làm quen với việc nâng và khép khớp gối ở tư thế duỗi khớp hoàn toàn để các khớp làm quen với các động tác cơ bản (đeo nẹp ngay cả khi đi ngủ).
+ Tập dần dần và dồn trọng lượng về chân mổ khoảng 75% trọng lượng của cơ thể khi đi lại với nẹp, để chân lúc này làm quen dần với trọng lượng.
- Tuần thứ 6: Bắt đầu bỏ nẹp cẳng đùi chân và tập nhún đùi có giới hạn từ 90 độ về 0 độ khớp đùi từ từ hoạt động. Sau một thời gian, các động tác phải nhanh dần,và bệnh nhân tập bước lên xuống ở một bậc cầu thang cho các cơ chân được giãn ra và quen với việc đi lại.

2. Giai đoạn 2: từ tuần 7 đến tuần 16

-Tuần 7 đến hết tuần 10:

+ Tập gập gối tăng dần 120 độ và ngồi xổm 90 độ.
+ Tập nâng tạ từ 1 đến 2 kg với các tư thế duỗi gối hoàn toàn và chân mổ phải chịu hoàn toàn trọng lực cơ thể (ở tuần 8).
 + Tập đạp xe đạp, đi bộ và xuống cầu thang để chân dần dần phục hồi.
Bài tập phục hồi dây chằng chéo sau
Bài tập phục hồi dây chằng chéo sau đạp xe tại chỗ 

- Từ tuần 11 đến tuần 16: Tăng cường hoạt động các bài tập ở trên và liên tục gập gối duỗi gối trong tư thế chủ động đạt độ bình thường rồi chạy nhẹ để làm quen với việc đi lại.

3. Giai đoạn 3: từ 3 đến 9 tháng

-Tháng 5 đến hết tháng 6: Tăng cường sức mạnh cho đùi bằng các bài tập tăng cơ như chạy tốc độ tăng dần, chạy xe, chơi thể thao…. Nhưng lưu ý không được chạy vòng hoặc xoay khớp gối.
- Tháng thứ 7: Tiếp tục hoạt động bình thường như chạy, nhảy đạp xe và các hoạt động thể thao khác, kèm theo chúng ta phải điều trị thêm thuốc giảm đau và viêm sưng khi trong hoạt động.
Trên đây là các bước để thực hiện Bài tập phục hồi dây chằng chéo sau. Hi vọng bạn sẽ luyện tập tốt và có được một sức khỏe dồi dào. Chúc bạn nhanh bình phục!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét