Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Mổ nối dây chằng chéo đầu gối sau tốt nhất

Mổ nối dây chằng chéo đầu gối sau tốt nhất

Dây chằng chéo đầu gối sau là một trong hai dây chằng nằm trong gối, so với dây chằng chéo trước nó khoẻ, dày hơn nhiều. Dây chằng chéo đầu gối sau có cấu trúc bao gồm: hai bó sợi chạy từ trước ra sau bám ở diện sau gai trên mâm chày nằm ở mặt ngoài của lồi cầu trong. Giống như tất cả các dây chằng, dây chằng chéo sau có nhiệm vụ giữ cho mâm chày không di chuyển ra sau.

 
Mổ nối dây chằng đầu gối sau
  Đứt dây chằng chéo đầu gối sau
                                                                

1.     Đứt dây chằng chéo đầu gối sau do đâu?

Đứt dây chằng chéo đầu gối sau xảy ra khi có chấn thương đủ mạnh và đập trực tiếp vào mặt sau của đầu gối trong các tình huống như tai nạn giao thông hay tai nạn thể thao. Khi bị chấn thương đầu gối bạn có thể chỉ bị đứt một phần hoặc có thể bị đứt hoàn toàn dây chằng chéo sau và có thể tự lành lại sau một thời gian và thường rất khó phát hiện.
Nguyên nhân đứt dây chằng chéo đầu gối sau
Chấn thương đứt dây chằng chéo đầu gối sau

Đứt dây chằng chéo sau là hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Do đó, mổ nối dây chằng chéo đầu gối sau là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất khi bệnh  nhân gặp phải chấn thương này.
2. Chấn thương dây chằng chéo đầu gối sau có nguy hiểm không?
Mức độ tổn thương của dây chằng quyết định đến mức độ nguy hiểm của dây chằng chéo đầu gối sau. Tuy vậy, một khi đã bị chấn thương (đứt, rách hay giãn) dây chằng chéo sau thì sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Nếu tổn thương ở mức độ nhẹ như: rách một phần nhỏ, đứt một phần dây chằng, chức năng khớp gối còn tốt. Lúc này, bạn nên điều trị bằng tập luyện các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ  và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp thì có thể tổn thương sẽ tự phục hồi.
Mổ nối dây chằng chéo đầu gối sau
     Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không?                                      

Ngược lại, nếu bạn gặp phải chấn thương nặng như đứt hoàn toàn dây chằng chéo sau thì bạn nên mổ nối lại dây chằng chéo đầu gối sau. Bởi nó sẽ giúp bạn tránh  được những hậu quả nghiêm trọng hơn do đứt dây chằng chéo sau gây ra như rách sụn chêm, thoái hóa khớp mà có điều trị kịp thời.

3. Mổ nối dây chằng chéo đầu gối sau

Những trường hợp bạn nên mổ nối lại dây chằng chéo đầu gối sau:
- Gối sưng to, rất đau và khớp gối có cảm giác lỏng lẽo.
- Độ tuổi trẻ, nhu cầu vận động cao
- Khớp gối của bạn không bị tổn thương quá nặng như: thoái hóa khớp nặng, gập duỗi gối hạn chế, khớp không bị nhiễm khuẩn.
Mổ nối dây chằng chéo đầu gối sau vật liệu thường sử dụng là: gân tự thân và gân đồng loại bao gồm các loại sau:
- Gân tự thân (gân được lấy từ chính bệnh nhân): Gân Hamstring (gân cơ thon và cơ bán gân); gân bánh chè; gân cơ tứ đầu.
- Gân đồng loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác bên dài…
Trên đây là kiến thức về chấn thương dây chằng chéo sau và mổ nối dây chằng chéo đầu gối sau. Hi vọng bạn đã có thêm kiến thức về dây chằng chéo sau. Chúc bạn luôn sống khỏe!
                                              





Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Phẫu thuật đứt dây chằng chéo đầu gối trước hiệu quả nhất

Phẫu thuật đứt dây chằng chéo đầu gối trước hiệu quả nhất


Chấn thương đứt dây chằng đầu gối trước là chấn thương thường gặp nhất khi bị tổn thương gối. Đứt dây chằng đầu gối gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, nếu không được phát hiện chẩn đoán kịp thời, xử lí đúng đắn, thì chấn thương gối dễ để lại những hệ quả mà người bệnh không ngờ tới, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. 
Do đó, khi bệnh nhân gặp phải chấn thương này thường chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật đứt dây chằng chéo đầu gối trước như thế nào để đạt được hiệu quả nhất là điều đáng phải quan tâm.

1. Đứt dây chằng chéo đầu gối trước là do đâu?

Nguyên nhân đứt dây chằng chéo đầu gối do té ngã, va chạm, chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt,… Thường xảy ra trong những trường hợp: do té chống chân xoay người, nhảy cao chân tiếp đất tư thế không thuận chỉ bằng một chân, xoay người chuyển hướng đột ngột trong khi bàn chân giữ nguyên.
 
Nguyên nhân đứt dây chằng chéo đầu gối trước
Tiếp đất một chân không thuận gây đứt dây chằng chéo trước

2. Triệu chứng đứt dây chằng chéo đầu gối trước

- Thường nghe một tiếng kêu ‘rắc’, sưng và rất đau ở vùng gối. 
- Đau sưng gối sẽ dần dần biến mất sau một thời gian thay vào đó sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ ở chân bị tổn thương.
- Xuất hiện dấu hiệu lỏng gối, có cảm giác gối lỏng lẽo, không thể trụ vững bằng chân đau.

3. Điều trị dây chằng chéo đầu gối trước thế nào?

Điều trị đứt dây chằng chéo trước phụ thuộc vào mức độ tổn thương và đối tượng gặp phải mà sẽ có phương pháp điều trị tốt nhất. Để điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối trước có hai phương pháp điều trị cơ bản: điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) và điều trị bằng phẫu thuật.
 Điều trị dây chằng chéo đầu gối trước bằng phương pháp bảo tồn trong các trường hợp: tổn thương dây chằng ở mức độ nhẹ, gối vững còn vững. Lúc này bạn chỉ cần đeo nẹp chỉnh hình kết hợp tập luyện các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.
 
Điều trị đứt dây chằng chéo trước
Bó nẹp và điều trị phục hồi dây chằng chéo đầu gối trước
Tuy nhiên bạn cũng cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng bệnh của mình vì nếu mức độ tổn thương nặng mà không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn như rách sụn chêm, thoái hóa khớp. Do đó, khi bị chấn thương đứt dây chằng chéo thì phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà bạn nên lựa chọn. Vậy phẫu thuật đứt dây chằng chéo đầu gối trước bằng phương nào là hiệu quả nhất?

4. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo đầu gối trước

Mục đích của phẫu thuật dây chằng chéo đầu gối trước là giải quyết dấu hiệu lỏng gối, phục hồi lại các chức năng của dây chằng chéo trước, làm vững gối giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt và vận động thể thao bình thường.
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chéo là phương pháp được sử dụng phổ biến và được xem là phương pháp phẫu thuật đứt dây chằng chéo đầu gối trước hiệu quả nhất. Bởi những phương pháp phẫu thuật truyền thống đã không mang lại hiệu quả tót cho bệnh nhân, ngược lại còn gây ra những biến chứng tệ hại như: đau, cứng gối, tràn dịch, đứt thứ phát,...
Phẫu thuật  dây chằng chéo trước hiệu quả
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo đầu gối trước 

Phẫu thuật dây chằng chéo đầu gối trước bằng phương pháp nội soi tái tạo lại dây chằng bằng một mảnh gân khác thay thế đã đem đến hiệu quả tuyệt vời. Vật liệu được sử dụng trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước qua nội soi, có thể là gân tự thân và gân đồng loại bao gồm các loại sau:
- Gân tự thân (gân được lấy từ chính bệnh nhân): Gân Hamstring(gân cơ thon và cơ bán gân); gân bánh chè; gân cơ tứ đầu.
- Gân đồng loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác bên dài…


Phương pháp phẫu thuật dây chằng chéođầu gối trước qua thay thế mảnh gân khác bằng nội soi tái tạo đã đạt đến tỉ lệ thành công khá cao 82-95%. Để có được kết quả như vậy thì lựa chọn gân thay thế dây chằng trước bị tổn thương đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi mỗi loại gân đều có những ưu, nhược điểm riêng và để phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, chế độ tập luyện các bài tập phục hồi sau khi phẫu thuật chằng chéo trước cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng chiếm 40% thành công của một ca mổ dây chằng chéo trước.
Do đó, sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo đầu gối trước bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị về các bài tập phục hồi chức năng sau mổ.
Trên đây là những kiến thức về phẫu thuật dây chằng đầu gối trước hiệu quả, hi vọng qua bài viết này bạn đã chọn được cho mình phương pháp phẫu thuật dây chằng chéo hiệu quả nhất. Chúc bạn nhanh bình phục!






Mổ giãn dây chằng đầu gối có cần thiết không?

Mổ giãn dây chằng đầu gối có cần thiết không?

Giãn dây chằng là một loại tổn thương dây chằng, một dải mô dai chắc nối hai xương tại khớp hay gần khớp với nhau.  Đây là chấn thương thường gặp ở đầu gối do va chạm, té, ngã, chơi thể thao, tai nạn lao động,... Giãn dây chằng đầu gối có nhiều loại khác nhau như: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên.... 
giãn dây chằng đầu gối
Mổ giãn dây chằng đầu gối có cần thiết không?

 Khi gặp phải chấn thương này thường bạn sẽ rất lo lắng phải điều trị thế nào là tốt nhất,  liệu rằng mổ giãn dây chằng đầu gối có cần thiết không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

1. Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối là gì?

- Xuất hiện dấu hiệu sưng nhưng không bầm tím ở vùng bị tổn thương.
- Vận động không được vững vàng, nhưng khớp gối không bị lỏng lẻo.
- Dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị đứt hoàn toàn, chỉ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn. 
Mổ giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng đầu gối khiến người bệnh vô cùng đau đớn

Giãn dây chằng đầu gối không gây nguy hiểm và có thể phục hồi nhanh, nhưng nếu người bệnh chủ quan và tự ý xử lý có thể khiến bệnh khó lành hơn. Vậy nên điều trị như thế nào và có cần thiết mổ giãn dây chằng chéo sau không?

2. Mổ giãn dây chằng đầu gối có cần thiết không?

Việc mổ giãn dây chằng đầu gối có cần thiết hay không phụ thuộc vào mức độ tổn thương và nhu cầu của người bệnh chứ không phải của một ai khác, cũng không phải là của bác sĩ.
* Nếu bạn đang còn trẻ và mức độ tổn thương nhẹ thì nên điều trị bảo tồn bằng cách:
- Dùng đá lạnh để chườm, thuốc gel lạnh, salonpas lạnh để chườm và giảm nhanh cơn đau.
- Dùng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm, phù nề theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Điểm dịch để kích thích cho sụn liền lại.
Dây chằng đầu gối có thể hồi phục tự nhiên sau 2 tháng, nếu bạn tuân thủ và thực hiện đúng những chỉ dẫn trên. Ngược lại, nguy cơ tái phát sẽ rất cao nếu bạn không chịu khó tập luyện và phục hồi đúng cách, đặc biệt là phần sụn bao đệm gối sẽ bị sưng to và không co về trạng thái cũ được. 
* Nếu giãn dây chằng đầu gối phức tạp và kéo dài thì bạn nên dùng các phương pháp nội khoa và mổ giãn dây chằng đầu gối là cần thiết, để điều trị tốt nhất.  Và phương pháp mổ nội soi được xem là hiệu quả nhất nhằm gắp những miếng sụn rách ra hoặc nối lại dây chằng đã bị đứt.
Tóm lại: Mổ giãn dây chằng đầu gối có cần thiết không phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng và nhu cầu của chính bệnh nhân. Tuy nhiên cần phải hết sức lưu ý về tình trạnh bênh của mình để có phương pháp điều trị phù hợp để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.

3.  Một số lưu ý điều khi điều trị giãn dây chằng đầu gối

- Không nên tự ý sử dụng dầu nóng và các chất tương tự để xoa bóp vì sẽ dẫn đến sưng to hơn, cứng khớp,…
- Chỉ dùng dầu nóng trong trường hợp gãy xương bởi nó giúp liền xương nhanh.
- Khi bị giãn dây chằng đầu gối bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Trên đây, là những kiến thức về điều trị giãn dây chằng và những chia sẻ để giúp trả lời câu hỏi ở đầu bài là mổ giãn dây chằng đầu gối có cần thiết không?. Hi vọng đã đem đến cho bạn những kiến bổ ích về dây chằng chéo đầu gối. Chúc bạn nhanh bình phục!


Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Rách dây chằng chéo bên đầu gối trước điều trị thế nào?

Rách dây chằng chéo bên đầu gối trước điều trị thế nào?

Trong một số tình huống chúng ta sẽ phải dừng đột ngột và thay đổi hướng nhanh chóng, xảy ra trong các hoạt động thể thao, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày...gây nên tổn thương rách dây chằng chéo bên đầu gối trước. Đây là một trong những chấn thương thường gặp ở vùng khớp gối. Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể bị rách dây chằng đầu gối. Vậy rách dây chằng chéo bên đầu gối trước điều trị thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn điều này.
 
Điều trị rách dây chằng chéo bên đầu gối trước
Rách chằng chéo bên đầu gối trước

1. Rách dây chằng chéo bên đầu gối trước gây nên hậu quả gì?

Rách dây chằng khớp gối có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được xử lí kịp thời như: mất đi sự vững chắc của khớp gối, quan hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẻo, lâu dần cũng có thể dẫn đến rách sụn chêm và thoái hóa khớp. Do đó, khi vận động, thực hiện các động tác nhanh và liên tục bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 
Với những hậu quả nghiêm trọng của rách dây chằng chéo bên đầu gối trước như vậy. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và điều trị kịp thời rách dây chằng chéo bên đầu gối trước là vô cùng quan trọng.

2. Rách dây chằng chéo chéo bên đầu gối trước có những dấu hiệu nào?

- Nghe thấy tiếng “pop” sau khi bị chấn thương.
- Đầu gối sưng lên, nhưng không bầm tím.
- Có cảm giác gối không ổn định và khiến người bệnh rất đau đớn.
Khi bạn nhận thấy có các dấu hiệu trên khi bị chấn thương đầu gối thì bạn nên biết rằng có thể mình đã bị rách dây chằng chéo trước. Lúc này bạn nên tiến hành điều trị sớm rách dây chằng bên đầu gối trước để trách những hậu quả tệ hại hơn do việc rách dây chằng mang lại.

3. Rách dây chằng chéo bên đầu gối trước điều trị thế nào?

Tùy vào mức độ tổn thương của rách dây chằng chéo trước mà ta sẽ có hai phương điều trị: Điều trị bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật.

(1) Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật)

Đối với những trường hợp rách nhỏ ở phần ngoài đầu gối, không có cảm giác  đau, gối còn vững vẫn còn có thể đi lại thì  bạn nên điều trị rách dây chằng đầu gối  trước bằng phương pháp điều trị bảo tồn. Cách điều trị bằng phương pháp này như sau:
- Bạn cần hạn chế vận động, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
- Dùng đá để chường lên vị trí tổn thương, băng chun gối, sử dụng nẹp để cố định đầu gối.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm và giảm phù nề.
Điều trị bảo tồn rách dây chằng chéo đầu gối trước
Thuốc điều trị rách dây chằng đầu gối

(2) Điều trị bằng phẫu thuật

Trong trường hợp rách dây chằng đầu gối ở mức độ nặng thì nên tính đến phương pháp điều trị rách dây chằng đầu gối bằng phẫu thuật để phục hồi lại cơ năng khớp gối, đồng thời để ngăn chặn các tổn thương khác như rách sụn chêm, thoái hóa khớp.
Hiện nay, với sự phát triển của kĩ thuật thì điều trị rách dây chằng đầu gối trước bằng phẫu thuật với phương pháp nội soi cũng rất dễ dàng, đảm bảo an toàn, khả năng phục hồi rất cao lên đến 90%.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật rách dây chằng đầu gối
Điều trị rách dây chằng đầu gối bằng phương pháp nội soi

Bên cạnh đó điều trị sau phẫu thật cũng rất quan trọng nó góp phần quyết định sự thành công của một ca mổ rách dây chằng đầu gối. Do đó, sau khi phẫu thuật bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt các bài tập phục hồi chức năng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần quan tâm một số lưu ý sau khi phẫu thuật rách dây chằng đầu gối trước như sau:
-  Sau khi mổ không nên vận động quá nhanh và mạnh bởi nó có thể khiến bạn bị rách lại dây chằng (trong 2 tháng đầu)
- Trong 1-2 năm sau mổ bạn nên sử dụng một băng gối chức năng để bảo vệ khớp gối.
Trên đây là một số kiến thức về điều trị rách dây chằng chéo đầu gối trước, hi vọng bạn đã có thể quyết định được phương pháp điều trị với tình trạng bệnh của mình. Chúc bạn luôn sống khỏe!



Phẫu thuật nối tái tạo dây chằng chéo sau hiệu quả

Phẫu thuật nối tái tạo dây chằng chéo sau hiệu quả 

Dây chằng chéo sau là một trong hai dây chằng nằm trong gối, so với dây chằng chéo trước nó khoẻ, dày hơn nhiều. Có cấu trúc gồm hai bó sợi chạy từ trước ra sau bám ở diện sau gai trên mâm chày và ở mặt sau ngoài của lồi cầu trong có nhiệm vụ giữ cho mâm chày không di chuyển ra sau.
Tái tạo dây chằng chéo sau
Cấu tạo các dây chằng đầu gối

Chấn thương dây chằng chéo sau có các loại chấn thương như: rách, giãn, đứt dây chằng chéo  sau. Thường xảy ra do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay do trong các hoạt động thể thao, khi gặp chấn thương mạnh đập trực tiếp vào mặt sau của gối.
Dây chằng chéo sau ít khi bị đứt nhưng khi đã bị đứt thì rất nguy hiểm, vì vậy phẫu thuật nối tái tạo dây chằng chéo sau điều mà là bệnh nhân phải nghĩ đến khi gặp phải chấn thương này.

1. Vai trò của dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau có vai trò trái ngược với dây chằng chéo trước: Ngăn chặn sự lệch của xương chày so với xương đùi. Ngăn cản dấu hiệu ngăn kéo sau ở xương đùi. Hai bó của dây chằng cho phép kiểm soát được ngăn kéo sau trong tư thế gối gấp. Nói về chức năng của dây chằng chéo thì dây chằng chéo trước có chức năng quan trọng hơn so với dây chằng chéo sau.

2. Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của dây chằng chéo sau phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng. Tuy nhiên, dù bị đứt, rách hay giãn dây chằng chéo sau cũng gây ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nếu tổn thương bạn gặp phải chỉ rách một phần nhỏ, đứt một phần dây chằng, chức năng khớp gối còn tốt, thì bạn nên điều trị bằng tập luyện các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ  và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp thì có thể tổn thương sẽ tự phục hồi.
Phẫu thuật nối tái tạo dây chằng chéo sau
          Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không?        

Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải chấn thương nặng như đứt hoàn toàn dây chằng chéo sau thì bạn nên phẫu thuật nối tái tạo dây chằng chéo sau. Với phương pháp này sẽ giúp bạn tránh  được những hậu quả nghiêm trọng hơn do đứt dây chằng chéo sau gây ra mà có điều trị kịp thời.

3. Phẫu thuật nối tái tạo dây chằng chéo sau

Sau đây là những điều kiện bạn cần biết, trước khi tiến hành phẫu thuật nối tái tạo dây chằng chéo sau:
- Gối sưng to, rất đau và khớp gối có cảm giác lỏng lẽo, chấn thương dây chằng chéo sau đã đạt đến độ II, III.
- Độ tuổi trẻ, nhu cầu vận động cao sau thì nên phẫu thuật dây nối tái tạo chằng chéo sau, bởi nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vận động của bạn.
- Khớp gối của bạn không bị tổn thương quá nặng như: thoái hóa khớp nặng, gập duỗi gối hạn chế, khớp không bị nhiễm khuẩn.
Điều trị dây chằng chéo sau
Phẫu thuật nối tái tạo dây chằng chéo sau

Phẫu thuật nối tái tạo dây chằng chéo sau thường sử dụng vật liệu là: gân tự thân và gân đồng loại bao gồm các loại sau:
- Gân tự thân (gân được lấy từ chính bệnh nhân): Gân Hamstring (gân cơ thon và cơ bán gân); gân bánh chè; gân cơ tứ đầu.
- Gân đồng loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác bên dài…
Trên đây là kiến thức về chấn thương dây chằng chéo sau và phẫu thuật nối tái tạo dây chằng chéo sau. Hi vọng bạn đã có thêm kiến thức về dây chằng chéo sau. Chúc bạn luôn sống khỏe!
                                              



Bài tập phục hồi dây chằng chéo sau hiệu quả

Bài tập phục hồi dây chằng chéo sau hiệu quả

Chấn thương dây chằng chéo sau ở mức độ nhẹ hay quá trình phục hồi sau phẫu thuật thì bài tập phục hồi dây chằng chéo sau đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi hiệu quả phẫu thuật được kết hợp giữa kĩ thuật và quá trình tập luyện sau mổ. Bài tập phục hồi chức năng gồm những giai đoạn sau :

1. Giai đoạn 1: Tập ngay sau mổ cho đến hết 8 tuần

- Sau khi mổ được 1 đến 2 ngày

+ Chườm đá lạnh 20 phút/lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ đồng hồ để giảm đau, sưng nề khớp gối và tập vận động xương bánh chè.
Điều trị phục hồi tái tạo dây chằng chéo sau
Phương pháp chườm đá dây chằng chéo sau khớp gối

+ Mang nẹp cố định và tập 10 động tác mỗi giờ tránh huyết khối tĩnh mạch.
+ Tập vận động và khép khớp háng, khớp cổ chân và các tư thế phục hồi
 + Tập cơ đùi, cơ cẳng bàn chân bằng phương pháp cơ tĩnh trong nẹp( nên dùng nẹp 4 đến 6 tuần).
Đó là giai đoạn đầu tiên cần thực hiện nghiêm túc với bài tập phục hồi dây chằng chéo sau.

- Từ ngày thứ 2 đến hết tuần thứ nhất sau mổ

+ Đeo nẹp, gối duỗi và tập đứng dậy với 2 nạng trợ giúp (chịu 50% trọng lượng cơ thể).
+ Tập các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau với cường độ tăng dần, nên đeo nẹp liên tục 24/24h.
+ Sử dụng 2 nạng nách khi đi lại, để lấy lại sự hoạt động của khớp gối và giảm đau, giảm sưng.
-Từ tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 4
+ Tập nâng chân mổ với nẹp, duỗi gối và tập các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau trong nẹp.
+ Tập gập gối 60 độ và nẹp được tháo 1 ngày 3 lần.
+ Đến tuần thứ 4: hoạt động thụ động và chủ động có sự trợ giúp và làm thao tác gập gối 90 độ, để chân sau khi mổ làm quen với sự co giãn của dây chằng.
Dây chằng chéo sau
Bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo sau
- Tuần thứ 4 – 6: Tiếp tục đi lại với nạng. Hết tuần thứ 4 sức cơ đùi phải mạnh và gập gối 90 độ và được duỗi hoàn toàn như lúc ban đầu.
-Từ tuần thứ 5 đến hết tuần7
+ Tháo nẹp hay đeo nẹp vẫn tiếp tục tập các bài tập phục hồi chứng năng các cơ, và liên tục duy trì hoạt động duỗi khớp gối tối đa.
+ Gập gối 90 độ đến 110 độ và ngược lại, lúc này tiếp tục duỗi gối từ 90 độ về 0 độ
+ Làm quen với việc nâng và khép khớp gối ở tư thế duỗi khớp hoàn toàn để các khớp làm quen với các động tác cơ bản (đeo nẹp ngay cả khi đi ngủ).
+ Tập dần dần và dồn trọng lượng về chân mổ khoảng 75% trọng lượng của cơ thể khi đi lại với nẹp, để chân lúc này làm quen dần với trọng lượng.
- Tuần thứ 6: Bắt đầu bỏ nẹp cẳng đùi chân và tập nhún đùi có giới hạn từ 90 độ về 0 độ khớp đùi từ từ hoạt động. Sau một thời gian, các động tác phải nhanh dần,và bệnh nhân tập bước lên xuống ở một bậc cầu thang cho các cơ chân được giãn ra và quen với việc đi lại.

2. Giai đoạn 2: từ tuần 7 đến tuần 16

-Tuần 7 đến hết tuần 10:

+ Tập gập gối tăng dần 120 độ và ngồi xổm 90 độ.
+ Tập nâng tạ từ 1 đến 2 kg với các tư thế duỗi gối hoàn toàn và chân mổ phải chịu hoàn toàn trọng lực cơ thể (ở tuần 8).
 + Tập đạp xe đạp, đi bộ và xuống cầu thang để chân dần dần phục hồi.
Bài tập phục hồi dây chằng chéo sau
Bài tập phục hồi dây chằng chéo sau đạp xe tại chỗ 

- Từ tuần 11 đến tuần 16: Tăng cường hoạt động các bài tập ở trên và liên tục gập gối duỗi gối trong tư thế chủ động đạt độ bình thường rồi chạy nhẹ để làm quen với việc đi lại.

3. Giai đoạn 3: từ 3 đến 9 tháng

-Tháng 5 đến hết tháng 6: Tăng cường sức mạnh cho đùi bằng các bài tập tăng cơ như chạy tốc độ tăng dần, chạy xe, chơi thể thao…. Nhưng lưu ý không được chạy vòng hoặc xoay khớp gối.
- Tháng thứ 7: Tiếp tục hoạt động bình thường như chạy, nhảy đạp xe và các hoạt động thể thao khác, kèm theo chúng ta phải điều trị thêm thuốc giảm đau và viêm sưng khi trong hoạt động.
Trên đây là các bước để thực hiện Bài tập phục hồi dây chằng chéo sau. Hi vọng bạn sẽ luyện tập tốt và có được một sức khỏe dồi dào. Chúc bạn nhanh bình phục!