Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

TẬP LUYỆN SAU MỔ TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?

TẬP LUYỆN SAU MỔ TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC CÓ cần THIẾT KHÔNG?


Thời gian trước, đứt dây chằng chéo trước khi đã có dấu hiệu gối lỏng lẽo mới có chỉ định mổ dây chằng chéo trước. Theo đó, thời gian phục hồi dây chằng chéo trước như trước khi bị chấn thương cũng khá dài trên 6 tháng.
Vì vậy, hiện nay với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân mổ tái tạo dây chằng chéo đầu gối trước sớm để chống hiện tượng teo cơ đùi. Đồng thời mổ sớm thì dây chằng chéo trước phục hồi tốt hơn. Bên cạnh đó chương trình tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước đóng vai trò quan trọng góp phần làm nên thành công của một ca mổ.


     1.     Dây chằng đầu gối trước có cần mổ gấp không?

Khi bạn đi khám, bác sĩ bị đứt dây chằng đầu gối trước phải mổ gấp. Điều này không đúng, bạn cần cân nhắc để xem lại, bởi đứt dây chằng chéo trước không phải mổ cấp cứu như các bệnh khác.
Đứt dây chằng chéo cũng cần có thời gian để tập luyện phục hồi chức năng, nếu sau 2-3 tuần tập luyện không có hiệu quả mới được chỉ định mổ tái tạo dây chằng chéo trước.
Tóm lại, tùy vào mức độ tổn thương của dây chằng chéo trước mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp: tập luyện phục hồi chức năng hay phải phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước.

mổ tái tạo dây chằng chéo trước
Tập luyện phục hồi chức năng dây chằng chéo trước

Bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước được chỉ định mổ tái tạo dây chằng chéo sẽ có những dấu hiệu như: Gối có cảm giác lỏng lẽo, đùi bị tổn thương teo nhỏ so với đùi bình thường, việc đi lại vô cùng khó khăn.
Khi gặp những dấu hiệu trên, nếu bạn không quyết định mổ tái tạo dây chằng đầu gối trước kịp thời mà kéo dài tình trạng này thì sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối rất nguy hiểm.
Như vậy, khi được chuẩn đoán đứt dây chằng chéo trước thì thời điểm thích hợp nhất để mổ là từ sau 2-3 tuần xảy ra chấn thương. Với thời gian như vậy thì bạn thoải mái để tìm hiểu và lựa chọn phẫu thuật tốt nhất cho mình.

     2. Phương pháp mổ tái tạo dây chằng chéo trước

Có rất nhiều phương pháp mổ tái tạo dây chằng chéo trước, tuy nhiên mổ nội soi tái tạo chằng chéo trước  phát triển mạnh mẽ và phổ biến trong thời gian gần đây. Sở dĩ như vậy là do sự phát triển của trang thiết bị, kỹ thuật, phương tiện cố định mảnh ghép và sự đa dạng về chất liệu mảnh ghép khi thực hiện phương pháp này. Từ đó, tỉ lệ thành công của ca mổ là rất cao, do đó được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Tập luyện sau mổ dây chằng chéo trước là cần thiết
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước

Mục đích duy nhất  của mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước là giúp gối hết lỏng lẽo, phục hồi lại chức năng của gối giúp gối vững vàng, người bệnh trở lại sinh hoạt chơi thể thao bình thường như trước.
Với phương pháp mổ tái tạo dây chằng có rất nhiều kĩ thuật như mổ 1 bó, 2 bó,… Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước thay thế một mảnh gân thật sự là phương pháp hiệu quả nhất, đồng thời cũng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Với phương pháp này tỉ lệ thành công có thể lên đến 95%, thời gian phục hồi nhanh. Tuy nhiên, để đạt được tỉ lệ thành công trên thì không thể thiếu quá trình tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước với qui trình hết sức nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

3.  Tập luyện sau khi mổ tái tạo dây chằng chéo trước

Sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cũng như sau các cuộc mổ chỉnh hình khác, người bệnh cần phải trải qua giai đoạn quan trọng là tập luyện. Tùy theo tính chất tổn thương của dây chằng, tùy theo kỹ thuật mổ và chất liệu mảnh ghép được sử dụng mà chương trình tập luyện dành riêng cho mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất.
 
Bài tập sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước
Tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước 


Luyện tập các bài tập phục hồi chức năng sau khi mổ tái tạo dây chằng chéo trước là vô cùng cần thiết. Tập luyện sau mổ chiếm 40% hiệu quả của một ca phẫu thuật, bởi nhờ có tập luyện đúng cơ sẽ không bị teo, dây chằng phục hồi tốt hơn. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những bài tập và phương pháp tập khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Giai đoạn 1: từ tuần 0- tuần thứ 2 sau mổ
- Mang nẹp bất động gối, tập nâng gối lên xuống, sang hai bên,
- Tập gấp duỗi gối thụ động tăng dần ( gấp duỗi 90 độ), 3-4 lần/ngày
- Đi lại bằng nạng
Mục đích của giai đoạn này:
- Gối duỗi hêt, gấp đến 90 độ
- Cơ tứ đầu khỏe
- Tập được dáng đi bình thường
Giai đoạn 2: Tuần thứ 3 – tuần 4
- Tiếp tục gấp gối tăng dần lên 120 độ.
- Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản .
- Đi lại bằng nạng, có thể tì một ít trọng lượng vào chân mổ
- Tập đi xe đạp tại chỗ
Mục đích của giai đoạn này:
- Biên độ gối đạt 120 độ
- Có thể đứng và tập đi bằng chân mổ
Giai đoạn 3: Tuần thứ 5 – tuần 6
- Có thể bỏ nẹp gối khi đi lại
- Tập luyện tăng cường hơn so với giai đoạn 2
- Tập đi lên đi xuống bậc thang
- Tập nâng đùi khi có vật cản
Giai đoạn 4: Tuần 7 – tuần 10
- Tiếp tục luyện tập với biên độ tối đa
- Tập chạy bước nhỏ, di chuyển lùi, tiến
Giai đoạn 5: Từ 5 - 6 tháng
- Tập chơi các môn thể thao ở mức độ thấp (2-3 lần/tuần)
Sau 6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường, nên duy trì chơi 2-3 lần trong một tuần
Qúa trình tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng đầu gối trước là vô cùng quan trọng, bởi nó giúp bệnh nhân chống nguy cơ teo đùi sau mổ, giúp máu lưu thông tốt hơn. Khi tập luyện các bài tập phục hồi chức năng sau mổ bạn cần tuân thủ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn sống khỏe!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét