Rách dây chằng bên đầu gối
Rách dây chằng chéo bên đầu gối xảy ra trong các tình huống như đang chạy thì phải dừng đột ngột hoặc thay đổi hướng nhanh
chóng thường xảy ra trong các hoạt động thể thao, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt hàng
ngày...
Rách dây chằng bên đầu gối là tổn thương xảy ra ở vùng khớp gối. Tổn thương này có thể xảy ra với bất kì lứa
tuổi nào. Rách dây chằng bên đầu gối là khá phổ biến đối với đối tượng cũng như
những tình huống xảy ra chấn thương.
Do vậy khi gặp phải chấn thương này bệnh
nhân phải điều trị đúng cách và kịp thời bởi chấn thương rách dây chằng bên đầu gối gây hậu
quả nghiêm trọng nếu kéo dài tình trạng này.
Rách dây chằng bên đầu gối gây hậu quả nghiêm trọng |
1. Dấu hiệu rách dây chằng bên đầu
gối là gì?
-
Khi bị chấn thương rách dây chằng bên đầu gối bạn sẽ thấy
đầu gối sưng to (vì rỉ máu trong khớp gối), đau nhức nhưng không bầm tím.
-
Sau vài tuần sẽ bớt đau và sưng nề,
song khớp gối không còn dẻo dai như trước, dần dần khớp gối sẽ bị suy yếu
Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đã
bị chấn thương rách dây chằng bên đầu gối.
Lúc này bạn nên tiến hành điều trị sớm rách
dây chằng bên đầu gối để
tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn do việc rách dây chằng mang lại.
2. Rách dây chằng chéo bên đầu gối
gây hậu quả nghiêm trọng
Rách dây chằng bên đầu gối có thể gây
ra hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được xử lí kịp thời như: mất đi sự vững chắc của khớp gối, quan
hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẻo, lâu dần cũng có thể dẫn đến rách sụn
chêm và thoái hóa khớp. Do đó, khi vận động, thực hiện các động tác nhanh và
liên tục bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
2.1. Rách dây chằng bên đầu gối làm suy giảm chức năng của sụn khớp gối (do mất tính vững chắc khớp gối).
Sụn
khớp gối suy giảm được nhận thấy rõ nhất khi vận động viên giảm tốc độ khi đang
chạy, với sự tiếp đất tại kiểu duỗi và đùi co mạnh.
Đầu
gối sẽ mất sự vững chắc trong tình huống đang chạy ngưng lại, xuống cầu thang...
lúc này sẽ làm chi dưới đứng chịu sức lực tì với cơ tứ đầu co mạnh.
2.2. Rách dây chằng bên đầu gối gây ra đứt thứ phát hoặc thoái hoá khớp
Tổn
thương rách dây chằng bên đầu gối
nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì sẽ gây ra những tổn thương
thứ phát và có thể dẫn đến thoái hóa khớp.
Tổn
thương thứ phát xảy ra do vận động đi lại mạnh của người bệnh khiến vết rách
rộng ra thêm ở phần giữa, rồi sừng trước, hay tạo ra nhiều vết rách liên tiếp
nhau ở sừng sau.
Các
hoạt động vận động của người bệnh cứ lặp lặp lại hằng ngày mà không điều trị sẽ
dẫn đến thoái hóa khớp sau một thời gian rất nguy hiểm.
Tóm
lại: Chấn thương rách dây
chằng bên đầu gối gây hậu quả nghiêm trọng, đầu tiên đó là giảm bớt vai trò
chức năng khớp gối. Cuối cùng các đứt sụn khớp thứ phát ngày càng tăng hơn,
hoặc sau vài năm thì suy yếu khớp gối.
Do
đó, khi gặp chấn thương rách dây chằng
bên đầu gối bạn nên đến các phòng khám chuyên về dây chằng chéo để được tư
vấn và điều trị kịp thời tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Rách dây chằng chéo bên đầu gối
điều trị thế nào?
Điều trị rách dây chằng bên đầu gối có hai phương pháp: Điều trị bảo tồn và
điều trị bằng phẫu thuật. Tùy vào mức độ tổn thương của rách dây chằng bên đầu
gối mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
3.1 Điều trị bảo tồn (không phẫu
thuật)
Rách dây chằng bên đầu gối chỉ bị tổn thương nhỏ ở phần ngoài đầu gối, vẫn có thể đi lại
không có cảm giác đau thì bạn chỉ cần điều trị bằng phương pháp bảo
tồn như sau:
- Bạn cần hạn chế vận động, có chế độ
nghỉ ngơi phù hợp.
- Dùng đá để chường lên vị trí tổn
thương, băng chun gối, sử dụng nẹp để cố định đầu gối.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống
viêm và giảm phù nề.
Thuốc điều trị rách dây chằng bên đầu gối |
3.2 Điều trị bằng phẫu thuật
Rách dây chằng bên đầu
gối ở mức độ nặng thì bạn nên điều trị bằng phẫu thuật để phục hồi lại cơ năng
khớp gối, đồng thời để ngăn chặn các tổn thương khác như rách sụn chêm, thoái
hóa khớp.
Hiện nay, với sự phát triển của kĩ
thuật thì điều trị rách dây chằng bên đầu gối bằng phẫu thuật nội
soi cũng rất dễ dàng, đảm bảo an toàn, khả năng phục hồi rất cao lên đến 90%.
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cũng nên
tuân thủ nghiêm ngặt các bài tập phục hồi chức năng theo sự hướng dẫn của bác
sĩ. Bởi nó rất quan trọng góp phần quyết định sự thành công của một ca mổ rách dây chằng bên đầu gối.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn
luôn sống khỏe!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét