Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Dập dây chằng đầu gối - Nhận biết sớm, điều trị kịp thời

Dập dây chằng đầu gối - Nhận biết sớm, điều trị kịp thời

Dập dây chằngđầu gối  là loại chấn thương thường gặp nhất ở dây chằng đầu gối.  Do đó, cần nhận biết sớm dấu hiệu của tổn thương dập dây chằng đầu gối để có biện pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Dây chằng đầu gối được cấu tạo bao gồm: dây chằng bên trong, bên ngoài, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.
Dập dây chằng đầu gối
Dập dây chằng đầu gối nhận biết sớm, điều trị kịp thời

1.  Dập dây chằng đầu gối xảy ra trong trường hợp nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dập dây chằng đầu gối, trong đó có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân: trực tiếp (chiếm 30%) và gián tiếp (chiếm 70%).

Chấn thương trực tiếp làm dập dây chằng đầu gối xảy ra trong những trường như: tai nạn giao thông, trong các hoạt đông thể thao (tập luyện với cường độ nặng, tai nạn trong khi thi đấu,…)
Chấn thương gián tiếp làm dập dây chằng đầu gối xảy ra phổ biến hơn trong các tình huống như: Rơi từ trên cao xuống chân tiếp đất không thuận, đang chạy với tốc độ cao thì lập tức dừng lại và chuyển hướng đột ngột, té hố sâu bất ngờ không kiểm soát được,…
Chấn thương gián tiếp làm dập dây chằng đầu gối
Rơi từ trên cao xuống tiếp đất không thuận


2. Dấu hiệu dập dây chằng đầu gối

– Ngay sau khi xảy ra chấn thương bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên làm ảnh hưởng tới khả năng vận động.
- Các dấu hiệu đau nhức sẽ biến mất sau khoảng 2-3 tuần, thay vào đó bệnh nhân sẽ nhận thấy xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối và lỏng gối.
– Nếu tình trạng trên kéo dài nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng hư gối do thoái hóa sụng gây ra.

3. Dập dây chằng đầu gối điều trị thế nào ?

Tùy vào mức độ của tổn thương dập dây chằng đầu gối mà bệnh nhân sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trường hợp bệnh nhân bị chấn thương ở mức độ nhẹ thì chỉ cần tập luyện các bài tập phục hồi theo theo hướng dẫn của bác sĩ, nghỉ ngơi và hạn chế những vận động mạnh, có cuộc sống lành mạnh.
Tuy nhiên,  trường hợp chấn thương dập dây chằng đầu gối nặng hơn, thì phải điều trị kịp thời tránh để lâu và thường xuyên vận động thì có thể bị đứt dây chằng đầu gối: 
- Nếu một trong hai dây chằng trong và dây chằng ngoài bị đứt ở mức độ nhẹ thì chỉ cần  điều trị bằng phương pháp bó bột (khoảng 6 tuần) kết hợp tập các động tác gồng cơ đùi để tránh tình trạng teo cơ. Tuy nhiên nếu tình trạng nặng hơn thì bạn tiến hành phẫu thuật nối lại dây chằng đầu gối.
- Nếu đứt dây chằng chéo trước hoặc sau thì  phẫu thuật tái tạo lại dây chằng chéo là điều bệnh nhân cần phải làm, vì 2 dây chằng này rất quan trọng giúp giữ vững khớp gối. Với những đối tượng người cao tuổi, người ít vận động thì nên cân nhắc phẫu thuật.
Một số lưu ý cần thực hiện khi tiến hành phẫu thuật tái tạo dây chằng đầu gối:
- Chọn kỹ thuật viên, bác sĩ, cơ sở điều trị tốt và chuyên khoa về dây chằng đầu gối.
- Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần tập các bài tập phục hồi chức năng để nhanh chóng hồi phục.
Tóm lại:  Dập dây chằng đầu gối cần được nhận biết sớm, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. Khi vui chơi thể thao bạn nên cẩn thận tránh tai nạn hay bị té ngã mạnh vì rất nguy hiểm cho dây chằng đầu gối.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn sống khỏe!

Xem thêm : http://daychangcheo.com/dan-day-chang-cheo-sau-khi-dap-day-chang-dau-goi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét