Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối

Dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối

Dây chằng đầu gối đóng vai trò quan trọng thực hiện chức năng bám từ lồi cầu xương đùi tới diện trước mâm chày, giữ cho mâm chày không bị trượt và xoay trong.
Đứt dây chằng đầu gối gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, nếu không được phát hiện chẩn đoán kịp thời, xử lí đúng đắn, thì chấn thương gối dễ để lại những hệ quả mà người bệnh không ngờ tới, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu dây chằng đầu gối bị đứt sẽ ảnh hưởng đến chức năng  vận động của khớp.
Vậy dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối là gì? Bài viết dưới đây sẽ bạn nhận biết điều đó.
Nguyên nhân bị đứt dây chằng đầu gối
Dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối

1. Bị đứt dây chằng đầu gối trước trong những tình huống nào?

Thường xảy ra trong những trường hợp: do té chống chân xoay người, nhảy cao chân tiếp đất tư thế không thuận chỉ bằng một chân, xoay người chuyển hướng đột ngột trong khi bàn chân giữ nguyên.
Dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối
Nguyên nhân gây bị đứt dây chằng đầu gối

Trong hoạt động thể thao các vận động viên thường rơi vào những tình huống bất ngờ như: nhảy cao tiếp đất bằng chân không thuận, giữ nguyên chân xoay người, chuyển hướng đột ngột…gây ra chấn thương đứt dây chằng đầu gối.
Trong sinh hoạt hằng ngày trong một số trường hợp cũng có thể gây đứt dây chằng đầu gối: té ngã, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…Số lượng người gặp phải chấn thương này ngày càng tăng.
*Chấn thương trực tiếp:
Nguyên nhân bị đứt dây chằng đầu gối xảy ra trong các trường hợp do té ngã, va chạm, chấn thương thể thao ( xảy ra khi có lực tác động bất thường vào gối làm dây chằng căng quá mức dẫn đến đứt rách, ví dụ té ngã, va chạm, chơi xấu, mất trụ..), tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt,… dẫn đến những tác động trực tiếp vào mặt gối trước.
*Tổn thương gián tiếp
Trong hoạt động thể thao các vận động viên thường rơi vào những tình huống bất ngờ như: nhảy cao tiếp đất bằng chân không thuận, giữ nguyên chân xoay người, chuyển hướng đột ngột…gây ra chấn thương đứt dây chằng đầu gối.

2.Dấu hiệu nhận biết bị đứt dây chằng đầu gối

2.1. Bị Đứt dây chằng đầu gối cấp tính

Sau khi xảy ra chấn thương dấu hiệu đầu tiên bị đứt dây chằng đầu gối, bạn sẽ nghe thấy tiếng kêu ‘rắc’ và rất đau. Đồng thời gối sưng to do tràn máu sau khi bị chấn thương khoảng 70% bệnh nhân gặp phải dấu hiệu này. Lúc này bệnh nhân phải dừng mọi hoạt động đang làm vì quá đau không tiếp tục được nữa.


2.2. Đứt dây chằng đầu gối mãn tính

Ở giai đoạn này những dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối ở giai đoạn trước sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ xuất hiện dấu hiệu LỎNG GỐI, TEO CƠ ở đùi bị chấn thương. Chân có cảm giác yếu hơn khi đi lại và gặp khó khăn khi phải đứng trụ một chân bị lỏng gối.
Dâus hiệu bị đứt dây chằng đầu gối là gì?
Bị đứt dây chằng đầu gối gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang

Cũng có trường hợp khi chạy khó điều khiển chân, vì thế dễ vấp ngã và rất khó khăn khi đi xuống dốc hoặc lên xuống cầu thang,…Như vậy, gối mất vững và teo cơ là dấu hiệu bị  đứt dây chằng đầu gối thấy rõ ràng nhất ở giai đoạn mãn tính.
+ Lỏng gối:
·         Người bệnh khi đi lại sẽ có cảm giác chân bị yếu đi so với lúc chưa xảy ra chấn thương.
·        Khi đứng trụ một chân (ở chân bị lỏng gối) sẽ rất khó khăn.
·        Sẽ có cảm giác ríu chân, rất dễ vấp ngã khi chạy nhanh.
·        Khi đi nhanh trên đường gồ ghề sẽ rất dễ bị trẹo gối.
·        Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.
+ Teo cơ:
·         Người bệnh sẽ nhận thấy đùi bên chân chấn thương nhỏ dần rõ rệt do teo cơ, vì thế chân này sẽ yếu dần, đặc biệt khi cơ đùi teo nhiều. Đối với người bệnh là dân văn phòng, học sinh,…là người ít vận động thì teo cơ sẽ dễ xảy ra nhanh chóng hơn.
·        Ngược lại, đối với vận động viên thể thao thì triệu chứng lỏng gối ít được biểu hiện rõ ràng, bởi cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàn toàn.

3. Chẩn đoán bị đứt dây chằng đầu gối hiệu quả bằng các nghiệm pháp

Có rất nhiều nghiệm pháp để chuẩn đoán đứt dây chằng đầu gối. Song có 2 nghiệm pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: Ngăn kéo trước và Lachman.
bị đứt dây chằng đầu gối
Các nghiệm pháp chuẩn đoán bị đứt dây chằng đầu gối

- Nghiệm pháp Ngăn kéo trước :
Với nghiệm pháp này bệnh nhân nằm, chân thả lỏng, đầu gối gấp khoảng 90 độ, cố định đùi của bệnh nhân, nắn và di chuyển mâm chày ra trước.
- Nghiệm pháp Lachman :
Quá trình khám tương tự như ngăn kéo trước nhưng độ nhạy cao hơn từ 87-98%, lúc này bệnh nhân chỉ gấp gối 20-30 độ
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chụp và làm một số xét nghiệm để nhận biết chính xac hơn mình có bị đứt dây chằng đầu gối không?
- Chụp cộng hưởng MRI :
Phương pháp này giúp bác sĩ sẽ đánh giá sự liên tục của dây chằng đồng thời phát hiện các thương tổn liên quan khác: đứt dây chằng đầu gối sau, rách sụn chêm, tổn thương sụn khớp,….
- Chụp X-quang : X-Quang thẳng – nghiêng cho thấy các thương tổn khác như gãy xương, dị vật, u bướu…

Trên đây là những dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối  bạn cần biết để phát hiện kịp thời tình trạng tổn thương dây chằng đầu gối của mình. Qua đó, kịp thời lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh những biến chứng do đứt dây chằng đầu gối gây ra. Chúc bạn sớm bình phục!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét