Bong Điểm Bám Dây Chằng Chéo Sau – Những Điều Bạn Cần Biết
Bong điểm bám dây chằng chéo sau được tạo bởi một lực
tác động mạnh vào vùng gối làm căng đột ngột và quá mức dây chằng chéo sau, do
đó làm bong diện bám của dây chằng chéo sau khỏi diện mâm chày. Thương tổn này
thường gặp khi bị chấn thương ở khớp gối.
Bong điểm bám dây chằng chéo sau |
Vậy bong điểm bám dây chằng chéo sau xuất
phát từ những nguyên nhân nào, biểu hiện lâm sàng của nó như thế nào, có những
phương pháp điều trị nào?... Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó của
bạn.
1. Nguyên nhân dẫn đến bong điểm bám dây chằng chéo sau là gì?
Bong điểm bám nơi dây chằng chéo sau có thể xảy ra ở mọi lứa
tuổi và phổ biến hơn hết là ở lứa tuổi thanh niên. Lí do khiến loại chấn
thương này xảy ra phổ biến ở lứa tuổi thanh
niên là do nhu cầu vận động và hoạt động thường ngày của họ. Có rất nhiều
nguyên nhân khác nhau như: tai nạn giao thông (xe đạp, xe máy,…); chấn
thương trong hoạt động chơi thể thao.
Chơi thể thao dẫn đến tổn thương bong điểm bám dây chằng chéo sau |
Trong qua
trình vận động đó, ở những tình huống không thể kiểm soát một cách chủ động
được dẫn đến bong điểm bám dây chằng
chéo sau là do có một lực tác động mạnh vào vùng gối là căng quá mức dây
chằng chéo sau, dẫn đến việc bong
nơi bám dây chằng chéo sau khỏi mâm chày (vỡ mâm chày ở phần gai
chày nơi có dây chằng chéo sau bám vào).
2. Các thể tổn thương bong nơi
điểm bám dây chằng chéo sau
Dựa vào mức độ di lệch của mảnh
bám dây chằng chéo sau có thể phân loại khá chi tiết các thể tổn thương bong nơi điểm bám dây chằng chéo
sau như sau:
Các mức độ của bong điểm bám dây chằng chéo sau |
-
Độ I: Không di lệch mảnh gãy bong
-
Độ II: Di lệch một phần mảnh bám phía
trước(mảnh xương bong ra di lệch lên trên khỏi vị trí bám vào mâm chày) –
giống hình mỏ chim khi nhìn trên pim X-quang chụp nghiêng.
- Độ III: Mảnh
bám di lệch hoàn toàn khỏi diện bám (không còn sự tiếp xúc giữa mảnh xương
bong ra và mâm chày), nhưng mảnh bám còn nguyên, trong đó:
+IIIA: Chỉ có phần xương ở vị
trí bám của dây chằng chéo trước bong ra
+ IIIB: Bong cả một phần của
gai chầy phía sau.
- Độ IV: Bong
hoàn toàn, mảnh bámgãy phức tạp nhiều mảnh gai chày.
Với những nguyên nhân và các
mức độ tổn thương của bong nơi điểm bám
dây chằng chéo sau như đã nói ở trên thì nó sẽ có những biểu hiện lâm sàng
như thế nào?
3. Biểu hiện lâm sàng của bong
điểm bám dây chằng chéo sau
Khi bị
chấn thương làm bong nơi điểm bám dây chằng chéo sau thì lập tức gối sẽ bị
sưng đau, các vận động hằng ngày trong sinh hoạt
và trong thể thao sẽ bị hạn chế.
Sau một
thời gian, nếu không điều trị gối sẽ giảm dần sưng đau, tuy nhiên lúc này
sẽ xuất hiện cảm giác lỏng gối, người
bệnh khó khăn khi đi lên dốc hay lên cầu thang, thậm chí gặp trở ngại
trong đi lại bình thường và không thể duỗi thẳng gối.
Biểu hiện của bong nơi điểm bám dây chằng chéo sau |
Ngoài những biểu hiện lâm sàng trên
thì khi bị tổn thương bong điểm bám dây
chằng chéo sau thì bệnh nhân nên đến các phòng khám chuyên khoa để được
khám, tư vấn và có những phương pháp điều trị kịp thời.
Ở đây bác sĩ sẽ cho bạn chụp X-
quang, chụp CT- scanner, chụp cộng hưởng từ để biết được chính xác
mức độ thương tổn của bạn để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.
4. Điều trị bong nơi điểm bám dây
chằng chéo sau
Tùy thuộc
vào điểm bong, mức độ bong
dây chằng chéo sau; có kẹt phần mềm vào diện gãy hay không và
các tổn thương khớp gối phối hợp mà đưa ra phương pháp phù hợp để
đạt mục đích điều trị là:
+ Nắn chỉnh vị trí gãy về
đúng vị trí giải phẫu, đảm bảo không có phần mềm chèn giữa diện bám, cản
trở quá trình kiền xương.
+ Cố định mảnh bám vững chắc
để bệnh nhân có thể vận động sớm khớp gối.
+ Loại bỏ những nguyên nhân gây
kẹt khớp, không để cản trở duỗi gối tối đa do chạm mảnh bám.
Điều trị bong nơi điểm bám dây chằng chéo sau |
- Điều trị cụ thể ở từng mức độ:
+ Độ I: điều trị bảo tồn bằng cách bó bột ống đùi cẳng
chân, giữ gối luôn duỗi trong 4-6 tuần. Cần kiểm tra X quang định kỳ để chắc chắn
mảnh gãy không di lệch thứ phát. Sau khi tháo bột cần tập phục hồi chức năng
tích cực để tránh nguy cơ cứng khớp gối.
+ Độ II: Bó bột trong 4-6 tuần như độ I để nắn chỉnh và chọc hút máu tụ trong khớp hoặc
mổ nội soi khâu lại điểm bám và cố định mảnh gãy, nếu nắn chỉnh không đạt yêu
cầu.
+ Độ III/IV: chỉ định phẫu
thuật nội soi nắn chỉnh và cố định lại mảnh gãy điểm bám dây chằng chéo sau.Có
nhiều phương pháp cố định khác nhau:
*Mổ mở bắt vít hoặc găm kim:
Với phương pháp này sẽ làm tổn thương bao khớp và các thành phần quanh
khớp. Như vậy, sẽ dễ nhiễm trùng,vết mổ đau sẽ rất khó khăn cho tập
phục hồi chức năng.
*Mổ nội
soi khâu lại chỗ bám bằng chỉ thép hoặc chỉ không tiêu. Phương pháp này,
không gây tổn thương phần mềm nhiều, hạn chế tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng,
thời gian phục hồi nhanh.
Có thể áp dụng cho cả những
mảnh bám vỡ phức tạp. Ngoài ra, qua nội soi khớp, xử lý luôn nhưng tổn thương
khác nếu có như rách sụn chêm, tổn thương dây chằng chéo, tổn thương sụn khớp…
Trên đây là tất cả kiến
thức về bong nơi điểm bám dây chằng chéo sau mà bạn cần biết.
Hi vọng đã giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh này. Chúc bạn luôn sống
khỏe!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét