Giãn dây chằng chéo sau - Cảnh báo nguy hiểm nếu không điều trị
Giãn dây
chằng chéo sau khiến
bạn gặp khó khăn trong vận động đi lại. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm và có
những biện pháp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết tránh những nguy hiểm
không đáng có.
1. Các dấu hiệu cảnh báo giãn dây chằng chéo sau
Khi xảy ra chấn thương giãn dây
chằng chéo sau, nếu bạn không có hiểu biết để nhận biết sớm, điều trị kịp
thời đúng phương pháp thì sẽ dẫn đến những biến chứng cực kì nguy hiểm.
Vì vậy, bạn cần phải biết được những triệu chứng giãn dây chằng chéo sau để có thể nhanh chóng đến các phòng khám
chuyên khoa để được tư vấn và điều trị, bởi phát hiện càng sớm thì khả năng hồi
phục sẽ càng nhanh.
Tổn thương giãn
dây chằng chéo sau thường có những dấu hiệu sau:
- Ngay sau khi xảy ra
chấ thương người bệnh sẽ thấy đau nhức
đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên làm hạn chế vận động.
- Hiện tượng teo cơ xảy
ra sau khoảng 2-3 tuần so với thời điểm xảy ra tổn thương. Lúc này người bệnh
sẽ còn cảm thấy đau nhức, gối cũng không còn sưng như khi mới xảy ra chấn
thương nữa.
- Nếu tổn thương kéo dài mà không được điều trị, bệnh nhân sẽ cảm thấy
đau và nề khớp gối, đó chính là hậu quả của việc thoái hóa khớp.
Tuy vậy để
xác định chính xác thương tổn của dây chằng chéo sau, người bệnh cần đến các cơ
sở y tế chuyên khoa để được chụp Xquang và Cộng hưởng từ ( MRI) để kiểm tra mức
độ tổn thương dây chằng chéo.
2. Khi bị giãn dây chằng chéo sau nên xử lí thế nào?
Ngay sau khi xảy ra chấn thương giãn
dây chằng chéo sau nên thực hiện sơ cứu tại chỗ để tổn thương không nặng
hơn. Bạn nên thực hiện theo một số bước sau:
- Dùng nẹp để cố định chân bị tổn thương, tránh để chân tổn thương di
chuyển làm tình trạng nặng thêm.
- Dùng đá lạnh chườm nhẹ nhàng lên xung quanh vết thương giúp làm giảm
sưng đau.
- Dùng băng cuộn ép lại sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị
tổn thương cho bệnh nhân.
Xử lí khi bị giãn dây chằng chéo sau |
Ngoài ra, cần lưu ý một số điều không nên làm khi bị giãn dây chằng chéo sau:
- Không nên sử dụng dầu nóng
và các chất tương tự để xoa bóp vì sẽ dẫn đến sưng to hơn, cứng khớp,…
- Khi bị giãn dây chằng đầu
gối bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng và phức tạp hơn.
3. Phẫu thuật giãn dây chằng chéo sau có cần thiết
không?
Phẫu thuật giãn dây chằng chéo sau có cần thiết hay
không phụ thuộc vào mức độ
tổn thương và nhu cầu của chính bạn chứ không phải của bác sĩ hay một ai khác.
- Có thể điều trị bằng phương
pháp bảo tồn nếu đối tượng tổn thương giãn dây chằng chéo sau đang còn trẻ và
tổn thương ở mức độ nhẹ. Điều trị bằng phương pháp này cần thự hiện như sau:
+ Dùng đá lạnh để chườm,
thuốc gel lạnh, salonpas lạnh để chườm và giảm nhanh cơn đau.
+ Dùng thuốc giảm đau và thuốc
chống viêm, phù nề theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Điểm dịch để kích thích cho
sụn liền lại.
Nếu bạn tuân thủ và thực hiện
đúng những chỉ dẫn trên thì dây chằng chéo sau sẽ tự phục hồi sau khoảng 2 tháng.
Tuy nhiên nguy cơ tá phát rất cao nếu bạn không chịu khó tập luyện và phục hồi
đúng cách. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và thự hiện
theo đúng hướng dẫn cảu bác sĩ.
Phẫu thuật giãn dây chằng chéo sau |
- Tuy vậy, bạn
không được chủ quan khi tình trạng giãn dây chằng chéo sau kéo dài và ngày càng
có dấu hiệu nặng hơn. Điều cần thiết lúc này là bạn cần nhanh chóng tiến hành phẫu
thuật giãn dây chằng chéo sau để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Tóm lại: Phẫu
thuật giãn dây chằng chéo sau có cần thiết không phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng và nhu
cầu của chính bệnh nhân. Tuy nhiên cần phải hết sức lưu ý về tình trạnh bênh
của mình để có phương pháp điều trị phù hợp để tránh những hậu quả nghiêm trọng
hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét