CÓ CẦN THIẾT MỔ GIÃN DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI KHÔNG?
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hay trong các hoạt động
thể thao, chúng ta thường dễ bị trượt, té ngã làm tổn thương khớp gối và tổn
thương thường thấy nhất là giãn
dây chằng đầu gối.
Giãn dây
chằng đầu gối là một loại tổn thương dây chằng, một dải mô dai chắc
nối hai xương tại khớp hay gần khớp với nhau. Dây chằng bị kéo giãn nhưng không
bị đứt hoàn toàn, chỉ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Giãn
dây chằng đầu gối là tổn thương mà dây chằng không bị đứt hoàn toàn. Vậy mổ giãn dây
chằng đầu gối có thật sự cần thiết không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn
một số kiến thức giúp bạn đưa ra quyết định liệu có mổ hay không đối với tình
trạng dây chằng đầu gối của bản thân.
|
1. Dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối
-
Ngay sau khi tổn thương ở đầu gối xảy ra, nếu tổn thương làm dây chằng đầu gối bị giãn lúc
này dây chằng sẽ không bị đứt mà chỉ bị kéo giãn ra khiến người bệnh cảm thấy
vô cùng ĐAU ĐỚN, đây là dấu hiệu phổ biến nhất.
-
Xuất hiện triệu chứng sưng đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài, vùng gối tổn
thương không bị bầm tím.
- Khi
bị giãn dây
chằng người bệnh sẽ vận động không vững vàng, tuy vậy khớp gối sẽ
không bị lỏng lẻo.
-
Đi lại vận động khó khăn, xuất hiện teo cứng cơ ở giai đoạn sau.
Triệu chứng của giãn dây chằng đầu gối
Điều trị giãn dây chằng chéo đúng
cách là rất quan trọng. Tuy tổn thương giãn
dây chằng đầu gối mức độ nguy hiểm không cao và có thể phục hồi nhanh, song
nếu bạn chủ quan và tự ý xử lý có thể khiến bệnh khó lành và gây những tổn
thương nghiêm trọng hơn.
2. Mổ giãn dây chằng đầu gối có cần thiết không?
Phụ
thuộc vào mức độ tổn thương và nhu cầu của người bệnh mà quyết định đến việc có
nên mổ giãn dây chằng đầu gối hay không, chứ
không phải là nhu cầu của bác sĩ hay của một ai khác.
* Điều
trị bảo tồn
Trong
trường hợp nếu bạn đang còn trẻ và mức độ tổn thương nhẹ thì bạn nên điều
trị bằng phương pháp bảo tồn:
-
Dùng đá lạnh để chườm, thuốc gel lạnh, salonpas lạnh để chườm và giảm
nhanh cơn đau.
-
Dùng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm, phù nề theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Điểm dịch để kích thích cho sụn liền lại.
Dây
chằng đầu gối có thể hồi phục tự nhiên sau 2 tháng, nếu bạn tuân thủ và
thực hiện đúng những chỉ dẫn trên. Ngược lại, nguy cơ tái phát sẽ rất cao
nếu bạn không chịu khó tập luyện và phục hồi đúng cách.
* Mổ giãn dây chằng đầu gối
Các
phương pháp nội khoa và mổ
giãn dây chằng đầu gối là cần thiết nếu tình trạng tổn thương giãn
dây chằng đầu gối ở mức độ phức tạp và kéo dài.
Phương
pháp mổ nội soi được xem là hiệu quả nhất trong điều trị giãn dây chằng đầu
gối nhằm gắp những miếng sụn rách
ra hoặc nối lại dây chằng đã bị đứt.
Tóm
lại: Việc
có mổ giãn dây chằng đầu gối không tùy thuộc vào mức độ tổn thương của dây
chằng và nhu cầu của người bệnh (nếu bạn là người thường xuyên vận động hay
chơi thể thao thì việc mổ dây chằng đầu gối là tất yếu). Bên cạnh đó bạn nên
nắm rõ về tình trạng bệnh của mình để đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp
để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.
3. Một số lưu ý điều khi điều trị giãn dây chằng đầu gối
Khi điều trị giãn dây chằng đầu gối để đạt hiệu quả
tốt nhất và không gây những biến chứng xấu, bạn cần lưu ý một số điều
sau:
-
Không nên tự ý sử dụng dầu nóng và các chất tương tự để xoa bóp vì sẽ dẫn đến
sưng to hơn, teo cơ và cứng khớp.
-
Chỉ dùng dầu nóng trong trường hợp gãy xương bởi nó giúp liền xương
nhanh.
-
Khi bị giãn dây chằng đầu gối bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động để tránh
dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Hi
vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến bổ ích về giãn dây chằng
đầu gối, từ đó giúp bạn có quyết định đúng đắn có nên mổ giãn dây chằng đầu gối không với tình trạng bệnh của mình. Chúc bạn nhanh bình phục!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét