Mổ tái tạo dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước là dây chằng cố định chủ yếu của đầu
gối. Dây chằng chéo trước bị tổn thương xảy ra khi dừng hay chuyển hướng đột
ngột, thường gặp trong các hoạt động chơi thể thao hoặc trong sinh hoạt hằng
ngày. Khi dây chằng chéo trước bị đứt, người bệnh thường nghe tiếng kêu rắc và
đầu gối sưng lên.
Khi bị đứt dây chằng chéo trước sẽ bị lỏng gối, làm bạn đi
lại và vận động sẽ gặp khó khăn. Để trở lại với các hoạt động thể thao và các
hoạt động cần sự vận động mạnh thì bạn cần phải tiến hành mổ tái tạo dây chằng chéo trước và tập luyện các bài tập phục hồi
chức năng sau mổ.
1. Vai trò của dây chằng chéo trước
Trong các loại dây chằng của khớp gối thì dây chằng chéo trước
có vai trò quan trọng nhất, giúp cho khớp gối chắc chắn và vững vàng. Tuy nhiên,
dây chằng chéo trước là loại dây chằng dễ bị tổn thương nhất, do đó mổ tái tạo
lại dây chằng này cũng phổ biến nhất trong các loại dây chằng ở vùng khớp gối.
2. Thời gian mổ tái tạo dây chằng chéo trước tốt nhất là khi nào?
Khi dây chằng chéo trước bị tổn
thương chắc chắn khớp gối sẽ lỏng ở mức độ nào đó. Song thời gian đầu sau khi
dây chằng bị tổn thương người bệnh sẽ không cảm nhận được bị lỏng gối, bởi nhờ
có sức cơ đùi bù đắp.
Một thời gian sau, cơ đùi dần dần
teo lại thì lúc này cơ đùi đã suy yếu dần không còn đủ sức để gồng gánh dây
chằng chéo trước, do đó các biểu hiện của lỏng gối sẽ xuất hiện.
Trước
đây, khi xảy ra tổn thương dây chằng trước người ta thường không tiến hành phẫu
thuật sớm mà họ thường chờ đến khi người bệnh có dấu hiệu lỏng gối mới mổ tái
tạo dây chằng trước. Do đó kết quả là thời gian phục hồi lâu hơn và có thể dân
đến hiện tượng teo cơ.
Hiện
nay, khi xảy ra tổn thương đứt dây chằng chéo trước người ta sẽ tiến hành mổ
tái tạo dây chằng sớm để tránh tình trạng bệnh nhân bị teo cơ đùi và thời gian
phục hồi sau mổ được rút ngắn hơn.
* Biểu hiện của lỏng gối
Tùy theo sinh hoạt của mỗi người bệnh mà họ sẽ có cảm giác khó chịu khác nhau khi hiện tượng lỏng gối xảy ra. Khi các xương không được kết nối chắc chắn với nhau xảy ra đó là hiện tượng lỏng gối. Người bệnh thường gặp một số biểu hiện sau:
Tùy theo sinh hoạt của mỗi người bệnh mà họ sẽ có cảm giác khó chịu khác nhau khi hiện tượng lỏng gối xảy ra. Khi các xương không được kết nối chắc chắn với nhau xảy ra đó là hiện tượng lỏng gối. Người bệnh thường gặp một số biểu hiện sau:
• Có cảm giác chân yếu khi đi lại.
• Khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân đau.
• Lực đá của chân không còn chuẩn xác và mạnh mẽ như trước.
• Khi chạy nhanh có cảm giác không vững, dễ vấp ngã.
• Dễ bị trẹo gối khi đi nhanh trên những đoạn đường không bằng phẳng.
• Khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân đau.
• Lực đá của chân không còn chuẩn xác và mạnh mẽ như trước.
• Khi chạy nhanh có cảm giác không vững, dễ vấp ngã.
• Dễ bị trẹo gối khi đi nhanh trên những đoạn đường không bằng phẳng.
• Cảm giác khó khăn khi lên xuống
dốc hay cầu thang, khó điều khiển chân mình như ý muốn.
• Với những người ít hoạt động thì
sau một thời gian xảy ra tổn thương thì sẽ xuất hiện cơ đùi bị teo lại.
Như vậy, việc mổ tái tạo dây chằng chéo trước càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả lâu dài do đứt dây chằng chéo
trước gây nên và xảy ra những tổn thương thứ phát như rách sụn chêm và thoái
hóa khớp.
3. Mổ tái tạo dây chằng chéo trước
Trước khi tiến hành mổ tái tạo dây chằng chéo trước, bác sĩ
sẽ tiến hành cho bệnh nhân chụp x –
quang, chụp MRI và làm các xét nghiệm để xác định tổn thương sụn khớp gối.
Tiến hành mổ tái tạo dây chằng
chéo trước để phục hồi lại cơ năng sụn khớp gối và tránh xảy ra những tổn
thương thứ phát như rách sụn chêm và thoái hóa khớp.
Mổ
tái tạo dây chằng chéo trước bằng phương pháp
nội soi là khá phổ biến bởi những tiến bộ vượt bật và đạt được kết quả tốt
nhất. Do đó, phương pháp nội soi tái tạo dây chằng chéo trước được rất nhiều
bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn.
Vật liệu được dùng trong mổ nội
soi tái tạo dây chằng chéo trước có hai nguồn chính là:
+Vật liệu tự thân: gân bánh chè,
gân bán gân và gân cơ thon.
+Vật liệu đồng loại: gân
Achille, gân bánh chè…
4. Tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước
Các bài tập phục hồi chức năng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước
là rất cần thiết cho bệnh nhân.Qúa trình tập các bài tập phục hồi chức năng có
thể diễn ra tại nhà hoặc tại bệnh viện nhưng cần lưu ý phải theo chỉ định và hướng
dẫn của bác sĩ.
Tập phục hồi chức năng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước |
*Tuần đầu sau mổ
- Tập gồng cơ tứ đầu đùi 30 lần(mỗi lần gồng trong 6 giây, nghỉ ba giây), tập 3-5 lần như vậy mỗi ngày.
- Tập gồng cơ tứ đầu đùi 30 lần(mỗi lần gồng trong 6 giây, nghỉ ba giây), tập 3-5 lần như vậy mỗi ngày.
- Tập khớp cổ chân
chủ động .
- Tập duỗi gối 0 độ, gập gối 90 độ.
- Tập duỗi gối 0 độ, gập gối 90 độ.
- Mang nẹp bảo vệ,
tập đi trên hai nạng dồn dần trọng lực lên chân đau.
*Từ 2-6 tuần sau mổ
- Mang nẹp bất động gối khi di chuyển với nạng
- Tập vận động cơ (nằm nghiêng, nâng chân lên xuống)
– Nâng chân với gối duỗi thẳng
- Gập gối 130 độ
- Tập đạp xe đạp 30 phút mỗi ngày
- Mang nẹp bất động gối khi di chuyển với nạng
- Tập vận động cơ (nằm nghiêng, nâng chân lên xuống)
– Nâng chân với gối duỗi thẳng
- Gập gối 130 độ
- Tập đạp xe đạp 30 phút mỗi ngày
* Từ 7-12 tuần sau mổ
- Tập mạnh cơ khớp: khép, gấp, duỗi
- Tập cơ Hamstring (nằm nghiêng, nâng chân lên xuống)
- Tập mạnh cơ khớp: khép, gấp, duỗi
- Tập cơ Hamstring (nằm nghiêng, nâng chân lên xuống)
- Gập gối tối đa
- Tập chạy xe đạp, tránh chạy trên đèo, dốc
- Tập chạy xe đạp, tránh chạy trên đèo, dốc
- Tập bơi, tránh
những tác động đột ngột.
- Tập đi trên đường bằng phẳng ( có thể bỏ nẹp)
- Tập đi trên đường bằng phẳng ( có thể bỏ nẹp)
* Từ 12-16 tuần sau mổ
- Tiếp tục các bài tập ở tuần 7-12.
- Tập bơi và đạp xe đạp, tránh các động tác đột ngột.
- Tập các bài tập thăng bằng
- Tiếp tục các bài tập ở tuần 7-12.
- Tập bơi và đạp xe đạp, tránh các động tác đột ngột.
- Tập các bài tập thăng bằng
* Từ 4-6 tháng sau mổ
- Đi bộ: tốc độ 2 km
trong 20 phút, tăng thêm 5 phút mỗi tuần
- Đạp xe đạp 20 phút mỗi ngày
- Tập lên cầu thang, tập tăng dần, đi lên bậc thang thấp, tập thăng bằng.
- Chơi thể thao nhẹ nhàng, tránh các động tác chạy nhảy mạnh.
- Đạp xe đạp 20 phút mỗi ngày
- Tập lên cầu thang, tập tăng dần, đi lên bậc thang thấp, tập thăng bằng.
- Chơi thể thao nhẹ nhàng, tránh các động tác chạy nhảy mạnh.
Trên đây là một số kiến thức về mổ tái tạo dây chằng chéo trước. Hi
vọng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích về dây chằng chéo giúp
bạn có những điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Chúc bạn sớm bình
phục!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét