Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau
Dây chằng
chéo sau nằm ở trung tâm khớp gối so với dây chằng chéo trước nó khoẻ, dày hơn
nhiều. Có cấu trúc gồm hai bó sợi chạy từ trước ra sau bám ở diện sau gai trên
mâm chày và ở mặt sau ngoài của lồi cầu trong , có chức năng chống sự di lệch
của mâm chày và lồi cầu đùi, giữ vững gối.
Chấn thương ảnh hưởng đến dây chằng chéo sau thường do lực
tác dộng mạnh và đột ngột vào mặt trước đầu trên của cẳng chân. Nếu không phát
hiện và điều trị kịp thời,đúng phương pháp thì sẽ dẫn đến những biến chứng xấu
về sau như chức năng khớp gối suy giảm, thoái hóa khớp gối.
Tổn thương ảnh hưởng đến dây chằng chéo sau là ít gặp nhưng rất nguy hiểm. Với chức năng của dây chằng chéo sau như vậy, nên khi gặp phải chấn thương này bạn luôn nhận được lời khuyên từ bác sĩ là phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau để tránh những hậu quả xấu về sau.
1. Nguyên nhân gây tổn thương dây chằng chéo sau
Chấn thương
dây chằng chéo sau thường gặp trong các
trường hợp như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn trong hoạt động
thể thao,… xảy ra khi gặp chấn thương
mạnh đập trực tiếp vào mặt sau của gối.
Tổn thương dây chằng chéo sau trong thể thao |
Tổn thương
dây chằng chéo sau có các loại như: rách, giãn, đứt dây chằng chéo sau. Dây
chằng chéo sau ít khi bị đứt nhưng khi đã bị đứt thì rất nguy hiểm, vì
vậy phẫu thuật tái tạo dây
chằng chéo sau là cần thiết khi bạn gặp phải chấn thương
này.
2. Dấu hiệu tổn thương dây chằng chéo sau
- Khớp gối không vững, khó khăn khi lên xuống cầu thang, không thể vận động mạnh: chạy, nhảy, chơi thể thao…,
- Xuất hiện
hiện tượng teo cơ đùi ở chân bị tổn thương, đầu trên của chân bị tụt ra sau.
- Nếu không
điều trị mà để tổn thương kéo dài thì sẽ thấy đau và nề khớp gối, (do thoái hóa
khớp).
- Ngoài ra khi đến phòng khám chuyên khoa bạn sẽ được bác sĩ sử dụng các nghiệm pháp godfrey và nghiệm pháp ngăn kéo sau để xá mức độ tổn thương dây chằng chéo sau.
- Ngoài ra khi đến phòng khám chuyên khoa bạn sẽ được bác sĩ sử dụng các nghiệm pháp godfrey và nghiệm pháp ngăn kéo sau để xá mức độ tổn thương dây chằng chéo sau.
Các nghiệm pháp giúp chuẩn đoán mức độ tổn thương dây chằng chéo sau |
- Bên cạnh
đó, bạn còn được xét nghiệm, chụp X-quang, chụp MRI để chuẩn đoán một cách
chính xác nhất. Từ đó có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Nếu qua các
xét nghiệm và các dấu hiệu lâm sàng cho thấy dây chằng chéo sau của bạn đã bị
đứt thì điều cần thiết bạn nên làm ngay là phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo
sau để tránh những biến chứng xấu xảy ra sau này.
3. Dây chằng chéo sau bị tổn thương có nguy hiểm không?
Mức độ tổn
thương của dây chằng sau tỉ lệ thuận với mức độ nguy hiểm. song dây chằng chéo
sau tổn thương ở mức độ nào: đứt, rách
hay giãn dây chằng chéo sau cũng gây ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt
hàng ngày.
Nếu tổn
thương bạn gặp phải chỉ rách một phần nhỏ, đứt một phần dây chằng, chức năng
khớp gối còn tốt, thì bạn nên điều trị bằng tập luyện các bài tập phục hồi chức
năng theo hướng dẫn của bác sĩ và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp thì có thể
tổn thương sẽ tự phục hồi.
Ngược lại, nếu dây chằng chéo sau bị đứt hoàn toàn thì phương pháp điều trị tốt
nhất là phẫu thuật tái tạo dây
chằng chéo sau để bạn có thể tránh được những hậu quả nghiêm
trọng hơn do đứt dây chằng chéo sau gây ra.
|
4. Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau
Phầu thuật tái tạo dây chằng chéo sau tốt nhất |
4.1. Chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau trong trường hợp nào?
Chấn thương gây tổn thương dây chằng chéo sau không phải đều phải phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau mà phụ thuộc vào mức độ tổn thương, nhu cầu và đối tượng gặp phải.
Những
trường hợp được chỉ định phẫu thuật tái
tạo dây chằng chéo sau:
-
Bệnh nhân đứt dây chằng chéo sau độ II, III có biểu hiện lỏng, đau hoặc nề khớp
gối
- Độtuổi thông thường từ 18-50 tuổi
- Không có biến chứng thoái hóa khớp nặng, không hạn chế gấp duỗi gối, không nhiễm khuẩn khớp.
- Độtuổi thông thường từ 18-50 tuổi
- Không có biến chứng thoái hóa khớp nặng, không hạn chế gấp duỗi gối, không nhiễm khuẩn khớp.
4.2 Vật liệu dùng trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau
Vật liệu dùng trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau |
Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo
sau thường
sử dụng vật liệu là: gân tự thân và gân đồng loại bao gồm các loại
sau:
- Gân tự
thân (gân được lấy từ chính bệnh nhân): Gân Hamstring (gân cơ thon và cơ
bán gân); gân bánh chè; gân cơ tứ đầu. Việc lấy gân tự thân đảm bảo không ảnh
hưởng đến chức năng khớp gối của bệnh nhân.
- Gân đồng
loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác
bên dài…
Trên đây là
kiến thức về chấn thương dây chằng chéo sau và phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau. Hi vọng bạn đã có thêm kiến thức về dây chằng chéo sau.
Chúc bạn luôn sống khỏe!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét