Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Giãn dây chằng chéo sau

Giãn dây chằng chéo sau - Cảnh  báo nguy hiểm nếu không điều trị

Giãn dây chằng chéo sau khiến bạn gặp khó khăn trong vận động đi lại. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết tránh những nguy hiểm không đáng có.


1. Các dấu hiệu cảnh báo giãn dây chằng chéo sau

Khi xảy ra chấn thương giãn dây chằng chéo sau, nếu bạn không có hiểu biết để nhận biết sớm, điều trị kịp thời đúng phương pháp thì sẽ dẫn đến những biến chứng cực kì nguy hiểm.
giãn dây chằng chéo sau
Giãn dây chằng chéo sau cực kì nguy hiểm nếu không điều trị

Vì vậy, bạn cần phải biết được những triệu chứng giãn dây chằng chéo sau để có thể nhanh chóng đến các phòng khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị, bởi phát hiện càng sớm thì khả năng hồi phục sẽ càng nhanh.
Tổn thương giãn dây chằng chéo sau thường có những dấu hiệu sau:
 - Ngay sau khi xảy ra chấ thương người bệnh  sẽ thấy đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên làm hạn chế vận động.
 -  Hiện tượng teo cơ xảy ra sau khoảng 2-3 tuần so với thời điểm xảy ra tổn thương. Lúc này người bệnh sẽ còn cảm thấy đau nhức, gối cũng không còn sưng như khi mới xảy ra chấn thương nữa.
- Nếu tổn thương kéo dài mà không được điều trị, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và nề khớp gối, đó chính là hậu quả của việc thoái hóa khớp.
Tuy vậy để xác định chính xác thương tổn của dây chằng chéo sau, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chụp Xquang và Cộng hưởng từ ( MRI) để kiểm tra mức độ tổn thương dây chằng chéo.

2. Khi bị giãn dây chằng chéo sau nên xử lí thế nào?

Ngay sau khi xảy ra chấn thương giãn dây chằng chéo sau nên thực hiện sơ cứu tại chỗ để tổn thương không nặng hơn. Bạn nên thực hiện theo một số bước sau:
- Dùng nẹp để cố định chân bị tổn thương, tránh để chân tổn thương di chuyển làm tình trạng nặng thêm.
- Dùng đá lạnh chườm nhẹ nhàng lên xung quanh vết thương giúp làm giảm sưng đau.
- Dùng băng cuộn ép lại sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương cho bệnh nhân.
dây chằng chéo sau bị giãn
Xử lí khi bị giãn dây chằng chéo sau

Ngoài ra, cần lưu ý một số điều không nên làm khi bị giãn dây chằng chéo sau:
- Không nên sử dụng dầu nóng và các chất tương tự để xoa bóp vì sẽ dẫn đến sưng to hơn, cứng khớp,…
- Khi bị giãn dây chằng đầu gối bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và phức tạp hơn.

3. Phẫu thuật giãn dây chằng chéo sau có cần thiết không?

Phẫu thuật giãn dây chằng chéo sau có cần thiết hay không phụ thuộc vào mức độ tổn thương và nhu cầu của chính bạn chứ không phải của bác sĩ hay một ai khác.
- Có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn nếu đối tượng tổn thương giãn dây chằng chéo sau đang còn trẻ và tổn thương ở mức độ nhẹ. Điều trị bằng phương pháp này cần thự hiện như sau:
+ Dùng đá lạnh để chườm, thuốc gel lạnh, salonpas lạnh để chườm và giảm nhanh cơn đau.
+ Dùng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm, phù nề theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Điểm dịch để kích thích cho sụn liền lại.
Nếu bạn tuân thủ và thực hiện đúng những chỉ dẫn trên thì dây chằng chéo sau sẽ tự phục hồi sau khoảng 2 tháng. Tuy nhiên nguy cơ tá phát rất cao nếu bạn không chịu khó tập luyện và phục hồi đúng cách. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và thự hiện theo đúng hướng dẫn cảu bác sĩ.
Điều trị giãn dây chằng chéo sau
Phẫu thuật giãn dây chằng chéo sau

- Tuy vậy, bạn không được chủ quan khi tình trạng giãn dây chằng chéo sau kéo dài và ngày càng có dấu hiệu nặng hơn. Điều cần thiết lúc này là bạn cần nhanh chóng tiến hành phẫu thuật giãn dây chằng chéo sau để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Tóm lại: Phẫu thuật giãn dây chằng chéo sau có cần thiết không phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng và nhu cầu của chính bệnh nhân. Tuy nhiên cần phải hết sức lưu ý về tình trạnh bênh của mình để có phương pháp điều trị phù hợp để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn luôn sống khỏe!

Xem thêm :  http://phongkhambonnela.com/


Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối

Dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối

Dây chằng đầu gối đóng vai trò quan trọng thực hiện chức năng bám từ lồi cầu xương đùi tới diện trước mâm chày, giữ cho mâm chày không bị trượt và xoay trong.
Đứt dây chằng đầu gối gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, nếu không được phát hiện chẩn đoán kịp thời, xử lí đúng đắn, thì chấn thương gối dễ để lại những hệ quả mà người bệnh không ngờ tới, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu dây chằng đầu gối bị đứt sẽ ảnh hưởng đến chức năng  vận động của khớp.
Vậy dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối là gì? Bài viết dưới đây sẽ bạn nhận biết điều đó.
Nguyên nhân bị đứt dây chằng đầu gối
Dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối

1. Bị đứt dây chằng đầu gối trước trong những tình huống nào?

Thường xảy ra trong những trường hợp: do té chống chân xoay người, nhảy cao chân tiếp đất tư thế không thuận chỉ bằng một chân, xoay người chuyển hướng đột ngột trong khi bàn chân giữ nguyên.
Dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối
Nguyên nhân gây bị đứt dây chằng đầu gối

Trong hoạt động thể thao các vận động viên thường rơi vào những tình huống bất ngờ như: nhảy cao tiếp đất bằng chân không thuận, giữ nguyên chân xoay người, chuyển hướng đột ngột…gây ra chấn thương đứt dây chằng đầu gối.
Trong sinh hoạt hằng ngày trong một số trường hợp cũng có thể gây đứt dây chằng đầu gối: té ngã, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…Số lượng người gặp phải chấn thương này ngày càng tăng.
*Chấn thương trực tiếp:
Nguyên nhân bị đứt dây chằng đầu gối xảy ra trong các trường hợp do té ngã, va chạm, chấn thương thể thao ( xảy ra khi có lực tác động bất thường vào gối làm dây chằng căng quá mức dẫn đến đứt rách, ví dụ té ngã, va chạm, chơi xấu, mất trụ..), tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt,… dẫn đến những tác động trực tiếp vào mặt gối trước.
*Tổn thương gián tiếp
Trong hoạt động thể thao các vận động viên thường rơi vào những tình huống bất ngờ như: nhảy cao tiếp đất bằng chân không thuận, giữ nguyên chân xoay người, chuyển hướng đột ngột…gây ra chấn thương đứt dây chằng đầu gối.

2.Dấu hiệu nhận biết bị đứt dây chằng đầu gối

2.1. Bị Đứt dây chằng đầu gối cấp tính

Sau khi xảy ra chấn thương dấu hiệu đầu tiên bị đứt dây chằng đầu gối, bạn sẽ nghe thấy tiếng kêu ‘rắc’ và rất đau. Đồng thời gối sưng to do tràn máu sau khi bị chấn thương khoảng 70% bệnh nhân gặp phải dấu hiệu này. Lúc này bệnh nhân phải dừng mọi hoạt động đang làm vì quá đau không tiếp tục được nữa.


2.2. Đứt dây chằng đầu gối mãn tính

Ở giai đoạn này những dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối ở giai đoạn trước sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ xuất hiện dấu hiệu LỎNG GỐI, TEO CƠ ở đùi bị chấn thương. Chân có cảm giác yếu hơn khi đi lại và gặp khó khăn khi phải đứng trụ một chân bị lỏng gối.
Dâus hiệu bị đứt dây chằng đầu gối là gì?
Bị đứt dây chằng đầu gối gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang

Cũng có trường hợp khi chạy khó điều khiển chân, vì thế dễ vấp ngã và rất khó khăn khi đi xuống dốc hoặc lên xuống cầu thang,…Như vậy, gối mất vững và teo cơ là dấu hiệu bị  đứt dây chằng đầu gối thấy rõ ràng nhất ở giai đoạn mãn tính.
+ Lỏng gối:
·         Người bệnh khi đi lại sẽ có cảm giác chân bị yếu đi so với lúc chưa xảy ra chấn thương.
·        Khi đứng trụ một chân (ở chân bị lỏng gối) sẽ rất khó khăn.
·        Sẽ có cảm giác ríu chân, rất dễ vấp ngã khi chạy nhanh.
·        Khi đi nhanh trên đường gồ ghề sẽ rất dễ bị trẹo gối.
·        Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.
+ Teo cơ:
·         Người bệnh sẽ nhận thấy đùi bên chân chấn thương nhỏ dần rõ rệt do teo cơ, vì thế chân này sẽ yếu dần, đặc biệt khi cơ đùi teo nhiều. Đối với người bệnh là dân văn phòng, học sinh,…là người ít vận động thì teo cơ sẽ dễ xảy ra nhanh chóng hơn.
·        Ngược lại, đối với vận động viên thể thao thì triệu chứng lỏng gối ít được biểu hiện rõ ràng, bởi cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàn toàn.

3. Chẩn đoán bị đứt dây chằng đầu gối hiệu quả bằng các nghiệm pháp

Có rất nhiều nghiệm pháp để chuẩn đoán đứt dây chằng đầu gối. Song có 2 nghiệm pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: Ngăn kéo trước và Lachman.
bị đứt dây chằng đầu gối
Các nghiệm pháp chuẩn đoán bị đứt dây chằng đầu gối

- Nghiệm pháp Ngăn kéo trước :
Với nghiệm pháp này bệnh nhân nằm, chân thả lỏng, đầu gối gấp khoảng 90 độ, cố định đùi của bệnh nhân, nắn và di chuyển mâm chày ra trước.
- Nghiệm pháp Lachman :
Quá trình khám tương tự như ngăn kéo trước nhưng độ nhạy cao hơn từ 87-98%, lúc này bệnh nhân chỉ gấp gối 20-30 độ
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chụp và làm một số xét nghiệm để nhận biết chính xac hơn mình có bị đứt dây chằng đầu gối không?
- Chụp cộng hưởng MRI :
Phương pháp này giúp bác sĩ sẽ đánh giá sự liên tục của dây chằng đồng thời phát hiện các thương tổn liên quan khác: đứt dây chằng đầu gối sau, rách sụn chêm, tổn thương sụn khớp,….
- Chụp X-quang : X-Quang thẳng – nghiêng cho thấy các thương tổn khác như gãy xương, dị vật, u bướu…

Trên đây là những dấu hiệu bị đứt dây chằng đầu gối  bạn cần biết để phát hiện kịp thời tình trạng tổn thương dây chằng đầu gối của mình. Qua đó, kịp thời lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh những biến chứng do đứt dây chằng đầu gối gây ra. Chúc bạn sớm bình phục!

Dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối

Dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối - Bạn không thể bỏ qua

Đứt dây chằng đầu gối là loại chấn thương gặp ở gối, thường gặp do tai nạn giao thông, chơi thể thao,…. Đứt dây chằng chéo trước làm hạn chế các hoạt động thường ngày và cuộc sống của người bệnh.
Vì vậy, khi gặp tổn thương đứt dây chằng đầu gối bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ kịp thời để nhanh chóng được điều trị để quay lại với cuộc sống bình thường, tránh những biến chứng về sau.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối giúp bạn sớm phát hiện để điều trị kịp thời tránh những hậu quả nghiêm trọng do biến chứng đứt dây chằng đầu gối gây ra.

1.     Dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối

1.1 Dấu hiệu lâm sàng

- Khi bị đứt dây chằng đầu gối, bạn sẽ nghe tiếng kêu “rắc”và sưng, đau vùng gối. Bạn sẽ cảm thấy bị hạn chế khi di chuyển.
- Sau một thời gian những dấu hiệu sẽ biến mất mặc dù không cần điều trị nhưng bạn cũng không thể tham gia các hoạt động thể thao hay chạy nhanh như trước.
- Khi không còn dấu hiệu sưng đau ở vùng gối thay vào đó dấu hiệu lỏng gối sẽ xuất hiện. Lúc này bạn sẽ cảm thấy gối dần yếu đi và di chuyển không vững, càng khó khăn khi đứng bằng chân bị tổn thương.
- Dễ vấp ngã đồng thời không điều khiển chân mình như ý muốn, khó kiểm soát chân khi lên xuống cầu thang hay xuống dốc.
- Teo cơ là dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bị đứt dây chằng đầu gối, đùi sẽ teo và bắt đầu nhỏ lại do vậy mà khi đi lại khó khăn, chân yếu dần đi.

1.2 Chuẩn đoán bằng xét nghiệm, nghiệm pháp

Ngoài những dấu hiệu lâm sàng trên, để biết chính xác hơn về tình trạng chấn thương đầu gối bạn nên đến các cơ sở y tế chuên khoa để làm các nghiệm pháp chuẩn đoán.
Có rất nhiều biện pháp chuẩn đoán ban đầu sau khi chấn thương xảy ra. Song hai nghiệm pháp Godfrey và ngăn kéo sau là được sử dụng phổ biến nhất. 
Dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối
Nghiệm pháp chuẩn đoán dấu hiệu đứt dây chằng bên đầu gối

Cùng  các phương pháp xét nghiệm (cận lâm sàng) cũng được coi là tối ưu, có 2 phương pháp quan trọng nhất là: Chụp X –quang và Cộng hưởng từ.
- Khi Chụp X-quang: hình ảnh mâm chày di lệch so với lồi cầu đùi vì lúc này khớp gối của bệnh nhân bị lực đẩy ra sau ở đầu trên cẳng chân. Qua đó, bác sĩ sẽ kiểm tra chắc chắn không bỏ sót gãy xương phối hợp.
- Cộng hưởng từ: hình ảnh rõ nét của dây chằng đầu gối bị đứt đoạn hoặc mất tín hiệu. Đồng thời có thể đánh giá tổng quát về các bộ phận khác liên quan : sụn chêm, xương, dây chằng khác….
đứt dây chằng đầu gối
Phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng chuẩn đoán dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối

2. Đứt dây chằng đầu gối thường gặp trong tình huống nào?

Đứt dây chằng chéo đầu gối là tổn thương thường gặp, do vậy những tình huống xảy ra chấn thương cũng rất phổ biến. Có 2 loại tình huống chính là chấn thương trực tiếp và tổn thương gián tiếp:
- Chấn thương trực tiếp
Chấn thương trực tiếp làm đứt dây chằng đầu gối xảy ra trong các trường hợp như do tai nạn giao thông hay trong hoạt động thể thao (các pha cản bóng, luyện tập quá sức,…) trong các tình huống này có những tác động trực tiếp đập mạnh vào mặt gối.
- Tổn thương gián tiếp
+ Xảy ra khi bạn chạy nhanh nhưng chuyển hướng hay dừng đột ngột.
 + Thực hiện các pha xoay người trong khi bàn chân vẫn giữ nguyên.
+ Rơi hoặc nhảy cao tiếp đất ở tư thế không thuận.

Trên đây là những kiến thức về dây chằng đầu gối và dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối. Hi vọng đã đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn sớm bình phục!

Xem thêm : http://daychangcheo.com/

Rách dây chằng bên đầu gối gây hậu nghiêm trọng

Rách dây chằng bên đầu gối 

Rách dây chằng chéo bên đầu gối xảy ra trong các tình huống như đang chạy thì  phải dừng đột ngột hoặc thay đổi hướng nhanh chóng thường xảy ra trong các hoạt động thể thao, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày...
Rách dây chằng bên đầu gối là tổn thương xảy ra ở vùng khớp gối. Tổn thương này có thể xảy ra với bất kì lứa tuổi nào. Rách dây chằng bên đầu gối là khá phổ biến đối với đối tượng cũng như những tình huống xảy ra chấn thương.
Do vậy khi gặp phải chấn thương này bệnh nhân phải điều trị đúng cách và kịp thời bởi chấn thương rách dây chằng bên đầu gối gây hậu quả nghiêm trọng nếu kéo dài tình trạng này.
  Rách dây chằng bên đầu gối
Rách dây chằng bên đầu gối gây hậu quả nghiêm trọng

1.     Dấu hiệu rách dây chằng bên đầu gối là gì?

-         Khi bị chấn thương rách dây chằng bên đầu gối bạn sẽ thấy đầu gối sưng to (vì rỉ máu trong khớp gối), đau nhức nhưng không bầm tím.
-         Sau vài tuần sẽ bớt đau và sưng nề, song khớp gối không còn dẻo dai như trước, dần dần khớp gối sẽ bị suy yếu
Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị chấn thương rách dây chằng bên đầu gối. Lúc này bạn nên tiến hành điều trị sớm rách dây chằng bên đầu gối để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn do việc rách dây chằng mang lại.

2. Rách dây chằng chéo bên đầu gối gây hậu quả nghiêm trọng

Rách dây chằng bên đầu gối có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được xử lí kịp thời như: mất đi sự vững chắc của khớp gối, quan hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẻo, lâu dần cũng có thể dẫn đến rách sụn chêm và thoái hóa khớp. Do đó, khi vận động, thực hiện các động tác nhanh và liên tục bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 

2.1. Rách dây chằng bên đầu gối làm suy giảm chức năng của sụn khớp gối (do mất tính vững chắc khớp gối).

Sụn khớp gối suy giảm được nhận thấy rõ nhất khi vận động viên giảm tốc độ khi đang chạy, với sự tiếp đất tại kiểu duỗi và đùi co mạnh.
Đầu gối sẽ mất sự vững chắc trong tình huống đang chạy ngưng lại, xuống cầu thang... lúc này sẽ làm chi dưới đứng chịu sức lực tì với cơ tứ đầu co mạnh. 

2.2. Rách dây chằng bên đầu gối gây ra đứt thứ phát hoặc thoái hoá khớp

Tổn thương rách dây chằng bên đầu gối nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì sẽ gây ra những tổn thương thứ phát và có thể dẫn đến thoái hóa khớp.
Tổn thương thứ phát xảy ra do vận động đi lại mạnh của người bệnh khiến vết rách rộng ra thêm ở phần giữa, rồi sừng trước, hay tạo ra nhiều vết rách liên tiếp nhau ở sừng sau.
Các hoạt động vận động của người bệnh cứ lặp lặp lại hằng ngày mà không điều trị sẽ dẫn đến thoái hóa khớp sau một thời gian rất nguy hiểm.
Tóm lại: Chấn thương rách dây chằng bên đầu gối gây hậu quả nghiêm trọng, đầu tiên đó là giảm bớt vai trò chức năng khớp gối. Cuối cùng các đứt sụn khớp thứ phát ngày càng tăng hơn, hoặc sau vài năm thì suy yếu khớp gối.
Do đó, khi gặp chấn thương rách dây chằng bên đầu gối bạn nên đến các phòng khám chuyên về dây chằng chéo để được tư vấn và điều trị kịp thời tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Rách dây chằng chéo bên đầu gối điều trị thế nào?

Điều trị rách dây chằng bên đầu gối có hai phương pháp: Điều trị bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật. Tùy vào mức độ tổn thương của rách dây chằng bên đầu gối mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

3.1 Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật)

Rách dây chằng bên đầu gối chỉ bị tổn thương nhỏ ở phần ngoài đầu gối, vẫn có thể đi lại không có cảm giác  đau thì bạn chỉ cần điều trị bằng phương pháp bảo tồn như sau:
- Bạn cần hạn chế vận động, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
- Dùng đá để chường lên vị trí tổn thương, băng chun gối, sử dụng nẹp để cố định đầu gối.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm và giảm phù nề.
Điều trị rách dây chằng đầu gối
Thuốc điều trị rách dây chằng bên đầu gối


 3.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Rách dây chằng bên đầu gối ở mức độ nặng thì bạn nên điều trị bằng phẫu thuật để phục hồi lại cơ năng khớp gối, đồng thời để ngăn chặn các tổn thương khác như rách sụn chêm, thoái hóa khớp.
Hiện nay, với sự phát triển của kĩ thuật thì điều trị rách dây chằng bên đầu gối bằng phẫu thuật nội soi cũng rất dễ dàng, đảm bảo an toàn, khả năng phục hồi rất cao lên đến 90%.
Rách dây chằng bên đầu gối

Điều trị rách dây chằng  bên đầu gối bằng phương pháp nội soi


Sau khi phẫu thuật bệnh nhân  cũng nên tuân thủ nghiêm ngặt các bài tập phục hồi chức năng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nó rất quan trọng góp phần quyết định sự thành công của một ca mổ rách dây chằng bên đầu gối.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn luôn sống khỏe!

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Dập dây chằng đầu gối - Nhận biết sớm, điều trị kịp thời

Dập dây chằng đầu gối - Nhận biết sớm, điều trị kịp thời

Dập dây chằngđầu gối  là loại chấn thương thường gặp nhất ở dây chằng đầu gối.  Do đó, cần nhận biết sớm dấu hiệu của tổn thương dập dây chằng đầu gối để có biện pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Dây chằng đầu gối được cấu tạo bao gồm: dây chằng bên trong, bên ngoài, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.
Dập dây chằng đầu gối
Dập dây chằng đầu gối nhận biết sớm, điều trị kịp thời

1.  Dập dây chằng đầu gối xảy ra trong trường hợp nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dập dây chằng đầu gối, trong đó có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân: trực tiếp (chiếm 30%) và gián tiếp (chiếm 70%).

Chấn thương trực tiếp làm dập dây chằng đầu gối xảy ra trong những trường như: tai nạn giao thông, trong các hoạt đông thể thao (tập luyện với cường độ nặng, tai nạn trong khi thi đấu,…)
Chấn thương gián tiếp làm dập dây chằng đầu gối xảy ra phổ biến hơn trong các tình huống như: Rơi từ trên cao xuống chân tiếp đất không thuận, đang chạy với tốc độ cao thì lập tức dừng lại và chuyển hướng đột ngột, té hố sâu bất ngờ không kiểm soát được,…
Chấn thương gián tiếp làm dập dây chằng đầu gối
Rơi từ trên cao xuống tiếp đất không thuận


2. Dấu hiệu dập dây chằng đầu gối

– Ngay sau khi xảy ra chấn thương bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên làm ảnh hưởng tới khả năng vận động.
- Các dấu hiệu đau nhức sẽ biến mất sau khoảng 2-3 tuần, thay vào đó bệnh nhân sẽ nhận thấy xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối và lỏng gối.
– Nếu tình trạng trên kéo dài nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng hư gối do thoái hóa sụng gây ra.

3. Dập dây chằng đầu gối điều trị thế nào ?

Tùy vào mức độ của tổn thương dập dây chằng đầu gối mà bệnh nhân sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trường hợp bệnh nhân bị chấn thương ở mức độ nhẹ thì chỉ cần tập luyện các bài tập phục hồi theo theo hướng dẫn của bác sĩ, nghỉ ngơi và hạn chế những vận động mạnh, có cuộc sống lành mạnh.
Tuy nhiên,  trường hợp chấn thương dập dây chằng đầu gối nặng hơn, thì phải điều trị kịp thời tránh để lâu và thường xuyên vận động thì có thể bị đứt dây chằng đầu gối: 
- Nếu một trong hai dây chằng trong và dây chằng ngoài bị đứt ở mức độ nhẹ thì chỉ cần  điều trị bằng phương pháp bó bột (khoảng 6 tuần) kết hợp tập các động tác gồng cơ đùi để tránh tình trạng teo cơ. Tuy nhiên nếu tình trạng nặng hơn thì bạn tiến hành phẫu thuật nối lại dây chằng đầu gối.
- Nếu đứt dây chằng chéo trước hoặc sau thì  phẫu thuật tái tạo lại dây chằng chéo là điều bệnh nhân cần phải làm, vì 2 dây chằng này rất quan trọng giúp giữ vững khớp gối. Với những đối tượng người cao tuổi, người ít vận động thì nên cân nhắc phẫu thuật.
Một số lưu ý cần thực hiện khi tiến hành phẫu thuật tái tạo dây chằng đầu gối:
- Chọn kỹ thuật viên, bác sĩ, cơ sở điều trị tốt và chuyên khoa về dây chằng đầu gối.
- Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần tập các bài tập phục hồi chức năng để nhanh chóng hồi phục.
Tóm lại:  Dập dây chằng đầu gối cần được nhận biết sớm, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. Khi vui chơi thể thao bạn nên cẩn thận tránh tai nạn hay bị té ngã mạnh vì rất nguy hiểm cho dây chằng đầu gối.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn sống khỏe!

Xem thêm : http://daychangcheo.com/dan-day-chang-cheo-sau-khi-dap-day-chang-dau-goi

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau tốt nhất hiện nay

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau 

Dây chằng chéo sau nằm ở trung tâm khớp gối so với dây chằng chéo trước nó khoẻ, dày hơn nhiều. Có cấu trúc gồm hai bó sợi chạy từ trước ra sau bám ở diện sau gai trên mâm chày và ở mặt sau ngoài của lồi cầu trong , có chức năng chống sự di lệch của mâm chày và lồi cầu đùi, giữ vững gối.

Chấn thương ảnh hưởng đến dây chằng chéo sau thường do lực tác dộng mạnh và đột ngột vào mặt trước đầu trên của cẳng chân. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời,đúng phương pháp thì sẽ dẫn đến những biến chứng xấu về sau như chức năng khớp gối suy giảm, thoái hóa khớp gối.

Tổn thương ảnh hưởng đến dây chằng chéo sau là ít gặp nhưng rất nguy hiểm. Với chức năng của dây chằng chéo sau như vậy, nên khi gặp phải chấn thương này bạn luôn nhận được lời khuyên từ bác sĩ là phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau để tránh những hậu quả xấu về sau.

1. Nguyên nhân gây tổn thương dây chằng chéo sau

Chấn thương dây chằng chéo sau thường  gặp trong các trường hợp như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn trong hoạt động thể thao,… xảy ra khi  gặp chấn thương mạnh đập trực tiếp vào mặt sau của gối.
Phẫu thật tái tạo dây chằng chéo sau
Tổn thương dây chằng chéo sau trong thể thao

Tổn thương dây chằng chéo sau có các loại như: rách, giãn, đứt dây chằng chéo  sau. Dây chằng chéo sau ít khi bị đứt nhưng khi đã bị đứt thì rất nguy hiểm, vì vậy phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau là cần thiết khi bạn gặp phải chấn thương này.

2. Dấu hiệu tổn thương dây chằng chéo sau

- Khớp gối không vững, khó khăn khi lên xuống cầu thang, không thể vận động mạnh: chạy, nhảy, chơi thể thao…,
- Xuất hiện hiện tượng teo cơ đùi ở chân bị tổn thương, đầu trên của chân bị tụt ra sau.
- Nếu không điều trị mà để tổn thương kéo dài thì sẽ thấy đau và nề khớp gối, (do thoái hóa khớp).
- Ngoài ra khi đến phòng khám chuyên khoa bạn sẽ được bác sĩ sử dụng các nghiệm pháp godfrey và nghiệm pháp ngăn kéo sau để xá mức độ tổn thương dây chằng chéo sau.
Phẫu thuật dây chằng chéo sau
Các nghiệm pháp giúp chuẩn đoán mức độ tổn thương dây chằng chéo sau

- Bên cạnh đó, bạn còn được xét nghiệm, chụp X-quang, chụp MRI để chuẩn đoán một cách chính xác nhất. Từ đó có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Nếu qua các xét nghiệm và các dấu hiệu lâm sàng cho thấy dây chằng chéo sau của bạn đã bị đứt thì điều cần thiết bạn nên làm ngay là phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau để tránh những biến chứng xấu xảy ra sau này.


3. Dây chằng chéo sau bị tổn thương có nguy hiểm không?


Mức độ tổn thương của dây chằng sau tỉ lệ thuận với mức độ nguy hiểm. song dây chằng chéo sau tổn thương ở mức độ nào:  đứt, rách hay giãn dây chằng chéo sau cũng gây ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nếu tổn thương bạn gặp phải chỉ rách một phần nhỏ, đứt một phần dây chằng, chức năng khớp gối còn tốt, thì bạn nên điều trị bằng tập luyện các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ  và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp thì có thể tổn thương sẽ tự phục hồi.
Ngược lại, nếu dây chằng chéo sau bị đứt hoàn toàn thì phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau để bạn có thể tránh  được những hậu quả nghiêm trọng hơn do đứt dây chằng chéo sau gây ra.


4. Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau

Tái tạo dây chằng chéo sau
Phầu thuật tái tạo dây chằng chéo sau tốt nhất


4.1. Chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau trong trường hợp nào?

Chấn thương gây tổn thương dây chằng chéo sau không phải đều phải phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau mà phụ thuộc vào mức độ tổn thương, nhu cầu và  đối tượng gặp phải.
Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau:
- Bệnh nhân đứt dây chằng chéo sau độ II, III có biểu hiện lỏng, đau hoặc nề khớp gối
- Độtuổi thông thường từ 18-50 tuổi
- Không có biến chứng thoái hóa khớp nặng, không hạn chế gấp duỗi gối, không nhiễm khuẩn khớp. 

4.2  Vật liệu dùng trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau

 phẫu thuật dây chằng chéo sau
Vật liệu dùng trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau



Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau thường sử dụng vật liệu là: gân tự thân và gân đồng loại bao gồm các loại sau:
- Gân tự thân (gân được lấy từ chính bệnh nhân): Gân Hamstring (gân cơ thon và cơ bán gân); gân bánh chè; gân cơ tứ đầu. Việc lấy gân tự thân đảm bảo không ảnh hưởng đến chức năng khớp gối của bệnh nhân.
- Gân đồng loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác bên dài…
Trên đây là kiến thức về chấn thương dây chằng chéo sau và phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau. Hi vọng bạn đã có thêm kiến thức về dây chằng chéo sau. Chúc bạn luôn sống khỏe!




Có cần thiết điều trị giãn dây chằng chéo sau không?

Có cần thiết điều trị giãn dây chằng chéo sau không?

Giãn dây chằng chéo sau là một chấn thương đầu gối thường gặp trong các trường hợp như té, ngã, chơi thể thao, bị đánh, mang vật nặng, tai nạn. Giãn dây chằng chéo nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức làm dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị đứt hoàn toàn, chỉ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Giãn dây chằng chéo sau không gây nguy hiểm và có thể phục hồi nhanh, tuy nhiên nhiều người lại chủ quan và tự ý xử lý có thể khiến bệnh khó lành hơn. Vậy có cần thiết điều trị giãn dây chằng chéo sau không?

1.     Giãn dây chằng chéo sau do đâu?

Điều trị giãn dây chằng chéo sau
Giãn dây chằng chéo sau là do đâu

Giãn dây chằng chéo sau thường gặp trong các tình huống bị té ngã trong tư thế xoắn vặn, tai nạn trong thể thao hay tai nạn giao thông,…
Những người thường xuyên vận động mạnh, linh hoạt như vận động viên thể thao thì tỉ lệ xảy ra tổn thương giãn dây chằng chéo sau là rất cao. Đặc biệt là những vận động viên nữ thì tỉ lệ này chiếm khá cao so với nam giới lí do có thể là do thể chất, sức mạnh cơ bắp và khả năng phản xạ kém hơn.

2.     Dấu hiệu giãn dây chằng chéo sau

Khi bị giãn dây chằng chéo sau  dấu hiệu bạn thường thấy nhất đó là sưng đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài nhưng không bầm tím ở vùng bị tổn thương, vận động không được vững vàng.
Sau một thời gian thì hết đau lúc này bạn sẽ thấy có cảm giác khớp gối lỏng lẻo, vận động khó khăn, teo cứng cơ ở đầu gối.
Giãn dây chằng chéo sau  nếu bạn chủ quan và không điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm về sau như hạn chế vận động, thoái hóa khớp gối,…
Vì vậy, việc bạn nắm được những triệu chứng thường thấy của giãn dây chằng chéo sau là rất cần thiết để có phương pháp điều trị giãn dây chằng chéo sau hiệu quả nhất.
Giãn dây chằng chéo sau là tổn thương không phức tạp và nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm thì khả năng phục hồi là rất nhanh.
Ngoài những dấu hiệu thường thấy trên để biết chính xác liệu có bị giãn dây chằng chéo sau không bạn cần đến các bệnh viện chuyên môn phải tiến hành chụp Xquang và Cộng hưởng từ ( MRI). Sau đó bắc sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị giãn dây chằng chéo sau tốt nhất.

3.     Có cần thiết điều trị giãn dây chằng chéo sau không ?

Điều trị giãn dây chằng chéo sau có cần thiết hay không phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng và nhu cầu của bệnh nhân. Sau đây là một số kiến thức giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất và phù hợp với bản thân.

Điều trị giãn dây chằng chéo sau ở mức độ nhẹ,  bạn chỉ cần dùng đá lạnh để chườm, thuốc gel lạnh, salonpas lạnh để chườm và giảm nhanh cơn đau.
Cùng với đó bạn cũng nên dùng kết hợp dùng các thuốc giảm đau đặc trị giãn dây chằng như thuốc giảm đau NSAIDs, thuốc  chống viêm, chống phù nề như alphachoay để  điều trị giãn dây chằng chéo sau hiệu quả hơn. Tất nhiên dùng thốc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dây chằng chéo sau sẽ tự phụ hồi sau hai tháng  mà không cần tiến hành phẫu thuật, nếu bạn tuân thủ và thực hiện đúng phương pháp điều trị trên.
Đối với trường hợp giãn dây chằng chéo sau ở mức độ nặng hơn thì bạn có thể dùng bột hay nẹp và bấtđộng trong khoảng 4 đến 6 tuần để giúp loại bỏ hoàn toàn động tác di lệch sang hai bên, bảo đảm cho sự liền sẹo tốt của dây chằng.  
Song có rất nhiều bệnh nhân chủ quan khi bị giãn dây chằng chéo sau, bởi họ nghĩ chỉ là bị bong gân không gây nguy hiểm. Do đó khi tình trạng trở nên xấu hơn, có những biến chứng khác họ mới đến bệnh viện.
Điều đó khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn, khả năng phục hồi chậm hơn và có thể gây những biến chứng nguy hiểm về sau. Vì vậy, việc điều trị giãn dây chằng chéo sau cũng rất quan trọng, bạn cần chú ý và không chủ quan với tình trạng bệnh của bản thân.

Trên đây là một số kiến thức về điều trị giãn dây chằng chéo sau. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của bản thân giúp lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Chúc bạn nhanh bình phục!