Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Điều trị giãn dây chằng đầu gối tốt nhất

Điều trị giãn dây chằng đầu gối tốt nhất
Giãn dây chằng là một loại tổn thương dây chằng, một dải mô dai chắc nối hai xương tại khớp hay gần khớp với nhau. Bong gân (giãn dây chằng chéo) nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức, là tai biến dễ gặp ở cổ tay, mắt cá chân, bàn chân, khớp gối.
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hay trong các hoạt động thể thao, chúng ta thường dễ bị trượt, té ngã gây ra tình trạng bong gân (giãn dây chằng). Thường chúng ta rất lo lắng phải điều trị như thế nào là tốt nhất. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về điều trị giãn dây chằng đầu gối hiệu quả.
điều trị giãn dây chắng đầu gối
giãn dây chằng đầu gối

Điều trị giãn dây chằng đầu gối bằng thuốc giảm đau, hiện nay trên thị trường có các thuốc giảm đau NSAIDs kết hợp với thuốc chống viêm, chống phù nề như alphachoay để được các bác sỹ hướng dẫn sử dụng tốt nhất.
Thuốc giảm đau điều trị giãn dây chằng
Thuốc giảm đau điều trị bong gân

Đối với việc bong gân nhẹ, ta có thể sử lý bằng các phương pháp như: Salonpas lạnh, thuốc gen lạnh, đá lạnh để chườm sẽ giảm nhanh các cơn đau.
Chấn thương dây chằng hay bong gân, ta nên chườm đá lạnh ngay sau khi bị chấn thương.  Với cách làm này giúp các chấn thương giãn dây chằng chéo được giảm đau và điều trị hiệu quả.
Chườm đá lạnh
Điều trị giãn dây chằng đầu gối bằng cách chườm đá lạnh

Nếu giãn dây chằng phức tạp và kéo dài khi đó ta có thể dùng các phương pháp nội khoa và mổ để điều trị tốt nhất, nếu giãn dây chằng nhẹ sau 1 đến 2 tháng sẽ tự phục hồi lại.
Bệnh nhân bị giãn dây chằng chéo đầu gối dù nặng hay nhẹ nên đi đến các khoa chấn thương để  bác sĩ  kiểm tra và đưa ra cho bệnh nhân những biện pháp tốt nhất.
Ngoài ra, một số bác sĩ chuyên khoa còn dùng nẹp để bất động khớp gối để điều trị giãn dây chằng. Song nó không thật sự cần thiết đối với chứng bong gân mà thường áp dụng khi bị đứt một phần hoặc toàn phần dây chằng.
Ngoài ra,  bạn  cần lưu ý một số điều khi điều trị giãn dây chằng:
- Không nên tự ý sử dụng dầu nóng, cao nóng Salonpas, Deep heat, mật gấu, rượu… để xoa bóp vì có thể khiến khớp sưng to hơn và đau nhiều hơn, dễ dẫn đến teo cơ và cứng khớp.
- Chỉ áp dụng cách này trong trường hợp gãy xương vì sẽ giúp làm tăng tiết dịch máu giúp xương liền nhanh.
- Không nên chủ quan mà phải chú ý xử lý cẩn thận kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để tránh dẫn đến đứt dây chằng khiến việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn.

 Trên đây là những kiến thức về điều trị giãn dây chằng đầu gối.  Hi vọng bạn đã biết điều trị dây chằng chéo đầu gối khi gặp phải. Chúc bạn sống khỏe!

Đứt dây chằng chéo sau có cần phẫu thuật không ?

Đứt dây chằng chéo sau có cần phẫu thuật không ?


Dây chằng chéo sau là một trong hai dây chằng nằm trong gối, so với dây chằng chéo trước nó khoẻ, dày hơn nhiều. Có cấu trúc gồm hai bó sợi chạy từ trước ra sau bám ở diện sau gai trên mâm chày và ở mặt sau ngoài của lồi cầu trong có nhiệm vụ giữ cho mâm chày không di chuyển ra sau.
có nên mổ dây chằng chéo sau
dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau có vai trò trái ngược với dây chằng chéo trước: Ngăn chặn sự lệch của xương chày so với xương đùi. Ngăn cản dấu hiệu ngăn kéo sau ở xương đùi. Ở trong tư thế gấp gối việc kiểm soát được ngăn kéo sau nằm ở hai bó của dây chằng chéo. Nói về chức năng của dây chằng chéo thì dây chằng chéo trước có chức năng quang trọng hơn so với dây chằng chéo sau.
đứt dây chằng chéo sau
Đứt dây chằng chéo khớp gối sau

Tỉ lệ đứt dây chằng chéo sau là rất hiếm gặp so với dây chằng chéo trước. Nó chỉ xảy ra khi  chấn thương trực tiếp đập mạnh vào mặt trước của cẳng chân, thông thường là do tai nạn giao thông gây ra, một số ít là do chấn thương trong hoạt động thể thao. 


Vậy, đứt dây chằng chéo sau có cần phải phẫu thuật không?

Với những trường hợp, dây chằng chéo sau tổn thương ở mức độ bình thường, không kèm theo các tổn thương phối hợp, trên dấu hiệu lâm sàng mức độ lỏng gối vừa phải, chức năng khớp gối còn tốt. Lúc này không cần mổ dây chằng chéo sau thay vào đó chỉ cần tập luyện các bài tập phục hồi chức năng để lấy lại sức mạnh cho cơ, đặc biệt là cơ tứ đầu, kết hợp với gân để hỗ trợ thêm cho dây chằng đạt được yêu cầu về chức năng của dây chằng chéo sau.

Mặt khác, nghiên cứu về chức năng, cấu tạo, cơ sinh học của dây chằng chéo sau chưa đạt được mức như dây chằng chéo trước. Vì vậy, phẫu thuật, tái tạo dây chằng chéo sau khó hơn nhiều so với dây chằng chéo trước, bởi nếu tổn thương dây chằng chéo sau mà gối không bị tụt ra sau quá mức thì gối không bị mất vững mà bệnh nhân chỉ thấy đau mặt trước gối và chân hơi yếu khi đi lại. Vì vậy, khi đứt dây chằng chéo sau ít được chỉ định phẫu thuật.
Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau
Phẫu thuật nội tái tạo dây chằng chéo sau

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần cân nhắc phẫu thuật dây chằng chéo sau trong những trường hợp sau:
- Khi đứt dây chằng chéo sau kết hợp với những tổn thương kèm theo: dây chằng bên ngoài hoặc bao khớp phía sau ngoài.
- Khi bị tổn thương dây chằng chéo sau mà gối lỏng nhiều, khi chơi thể thao rất khó khăn, thậm chí  trong các hoạt động sinh hoạt, vận động thường ngày cũng rất hạn chế. Kèm theo đó, chức năng gối giảm, mức độ di lệch của khớp nhiều nhìn thấy khi chụp phim X- quang.
- Dây chằng chéo sau bị tổn thương khi ở vị trí bám mà diện bám di lệch quá nhiều, hay gọi cách khác là bong diện của dây chằng chéo sau.
- Khi cả hai dây chằng chéo trước và sau bị tổn thương. Theo quan điểm truyền thống chỉ cần mổ dây chằng chéo trước đơn thuần nhưng về sau hệ quả trái phát tổn thương ở dây chằng chéo rất cao vì lúc này gối vẫn lỏng.
 Bởi vậy, theo quan điểm hiện tại và sự phát triển của khoa học ta nên tái tạo lại cả hai dây chằng chéo trước và sau, dây chằng chéo khi được tái tạo sẽ giảm nguy cơ bị tổn thương lại và đạt được yêu cầu tốt nhất trong điều trị và phục hồi.
- Đứt dây chằng chéo sau gây tình trạng khớp gối không vững làm cho người bệnh có cảm giác tàn phế.

Tóm lại: Khi bị chấn thương ở dây chằng chéo sau thì bệnh nhân nên phẫu thuật nếu có những dấu hiệu trên.Việc mổ tái tạo dây chằng chéo sau phụ thuộc vào lứa tuổi ở bệnh nhân, càng trẻ thì càng nên phẫu thuật dây  chằng chéo sau. Bên cạnh đó cũng cần tìm đến bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn  trực tiếp và kỹ hơn vì dây chằng chéo sau phức tạp và chặt chẽ hơn rất nhiều so với dây chằng chéo trước.

Chấn thương đầu gối có bị đứt dây chằng đầu gối không?

Hiện nay với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và đặc biệt ở các nước có nền y học lớn, trong đó có Việt Nam đã ngiên cứu thành công về việc mổ tái tạo dây chằng chéo sau với kỹ thuật tiên tiến và đã cho ra những kết quả tốt để bệnh nhân tự tin hơn với việc điều trị và mổ dây chằng chéo sau.


Trên đây, là những kiến thức liên quan đến việc đứt dây chằng chéo sau, hi vọng bài viết đã giúp bạn có quyết định việc có nên hay không nên phẫu thuật đứt dây chằng chéo sau. Chúc bạn luôn sống khỏe!

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước sau mổ hiệu quả nhất


Bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước sau mổ hiệu quả nhất

Hiện nay, mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối đã có tiến bộ vượt  bậc về mặt kỹ thuật phẫu thuật. Do đó đã hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng sau mổ xảy ra.

Tuy vậy, một ca bệnh sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo được đánh giá có thành công hay không, không chỉ phụ thuộc về mặt kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào chế độ tập luyện sau mổ của chính bệnh nhân. 
phục hồi dây chằng chéo trước
phục hồi chức năng dây chằng chéo trước

Nó đòi hỏi chính bản thân người bệnh phải có sự nỗ lực rất nhiều và phải tuân thủ chặt chẽ chế độ tập luyện phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Điều này còn đòi hỏi cao hơn nữa ở  vận động viên bơi lội, chạy bộ, cầu thủ đá bóng... bởi họ là những đối tượng cần vận động thường xuyên với cường độ mạnh.
bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước
bài tập vận động cơ chân

Mục tiêu của  phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước là: Phải chắc chắn rằng mảnh ghép phải sống khỏe, chắc và khớp gối được giữu vững; Tình trạng viêm nhiễm sau mổ phải được kiểm soát chắc chắn; Khi duỗi gối phải đạt được mức độ tối đa; Quy trình tập luện sau mổ phải được hướng dẫn một cách rõ ràng và chi tiết.


 Như vậy, phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước mới thật sự đạt được hiệu quả tốt nhất. Qúa trình tập luyện các bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước phải trải qua các giai đoạn sau:
Tập luyện sau mổ có cần dùng nẹp không ?

*Giai đoạn I: Sau mổ từ tuần 0- tuần thứ 2 
- Bệnh nhân đeo nẹp gối tư thế duỗi và bất động đối với cả khi nằm ngủ để gối có thể duỗi hết tối đa.
- Xương bánh chè được di động theo các hướng: lên trên xuống dưới, sang phải sang trái.
- Hàng ngày bạn nên tháo nẹp, tập gấp duỗi gối thụ động với biên độ tăng dần: duỗi hết cỡ gối rồi gấp tối đa có thể lên đến 90 độ, mỗi ngày tập 3-4 lần.
- Lúc đầu bạn nên tập thụ động, sau đó dần dần bạn sẽ tập chủ động hoặc chủ động có hỗ trợ.
- Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp
- Tập nâng bổng chân có nẹp khỏi mặt giường ở dạng khép chân.
- Tập đi lại bằng hai nạng, tỳ một phần trọng lượng cơ thể vào chân phẫu thuật, trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa để tập được dáng đi bình thường. Khi thực hiện động tác này cần phải mang nẹp chân và đi bằng 2 nạng và chú ý thực hiện theo các thao tác sau:
-  Nạng đi trước, đến chân phẫu thuật , đến chân lành
-  Chống chân phẫu thuật chịu lực ở mức 50% chân lành.
- Những ngày đầu sau mổ nên băng chun, chường đá ở vùng gối trong.
- Khi ngủ đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi. 
*Giai đoạn II: từ tuần thứ 3- 4
- Tiếp tục gấp gối tăng dần ở mức độ cao hơn, ở tuần thứ 4 biên độ phải đạt 120 độ.
- Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản ở cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn).
- Tập đi xe đạp tại chỗ
- Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân). Sau đó, sẽ tiến đến mục tiêu đi lại được khi không dùng nạng, không tập tễnh. Đồng thời, hít sâu, thở đều trong quá trình tập đi.
*Giai đoạn III: từ 5-6 tuần
- Khi đã quen với các động tác,bạn nên bỏ nẹp gối ra trong khi tập.
- Tiếp tục tập tăng biên độ gối để các cơ được giãn, đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối.
- Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và ngược lại.
- Tập bước lên xuống cầu thang ít bậc.
- Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng
- Thỉnh thoảng bạn cũng nên tập bơi
*Giai đọan IV: tuần thứ 7-10:
- Tiếp tục các bài tập như ở các giai đoạn trên, tăng dần cường độ tập luyện
- Tập chạy bước nhỏ trên đường phẳng, chạy tới và lùi 
*Giai đoạn V: từ tuần thứ 11-20:
- Tiếp tục tăng cường các bài tập như trên
- Tập chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.
- Tiếp tục tăng cường các bài tập như trên
- Tập chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.
*Giai đoạn VI: từ tháng thứ 5-6:
Lúc này bạn nên bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ để quen dần. Cho đến sau  6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường khi: Biên độ gối phải đạt được > 130 độ; Cơ Hamstring (nếu còn) đạt sức khỏe > 90% bình thường; Cơ tứ đầu phải đạt được sức khỏe > 85% bình thường; Các môn thể thao định chơi là những môn đã được huấn luyện thành thạo trước đó. Bạn nên duy trì được 2-3 lần chơi trong một tuần.


Tư thế tập luyện phục hồi chức năng dây chằng chéo trước
Tư thế ngồi duỗi cẳng chân 

 Trên đây là những kiến thức về tập luyện phục hồi chức năng dây chằng chéo trước sau khi mổ nội soi tái tạo dây chằng khớp gối. Hi vọng bạn đã có kiến thức để tập luyện tốt. Chúc bạn luôn sống khỏe!

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước tốt nhất

Phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước tốt nhất

Hiện nay, phương pháp điều trị đứt dây chằng chéo trước đã có rất nhiều tiến bộ, và đa dạng về thể loại và hình thức điều trị. Phương pháp điều trị không phẫu thuật và điều trị bằng phẫu thuật.
Phẫu thuật đứt dây chằng chéo  trước
Đứt dây chằng chéo trước khớp gối

 Không phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước

Điều trị không cần phẫu thuật trong những trường hợp chấn thương dây chằng chéo trước ở mức độ nhẹ: bị đứt không hoàn toàn hoặc đứt hoàn toàn nhưng không có triệu chứng, ít hoạt động, không có nhu cầu chơi thể thao hoặc sẽ từ bỏ chơi thể thao.
Bài tập phục hồi chức năng
Bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước

Trong những trường hợp đó, những bài tập phục hồi chức năng giữ vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, cũng cần đeo nẹp để cố định được vị trí tổn thương và không làm tổn hại đến các bộ phận khác. Tuy vậy, một khi tổn thương dây chằng chéo trước có kèm theo các tổn thương khác thì nên phẫu thuật.
 Phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước
Điều trị bằng phẫu thuật khi bị đứt dây chằng chéo trước nhằm mục đích là giải quyết dấu hiệu lỏng gối, phục hồi lại các chức năng của dây chằng chéo trước và giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt và chơi thể thao bình thường.
Phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước bằng phương pháp truyền thống khâu lại dây chằng chéo hay thay thế  dây chằng chéo trước bằng các vật liệu nhân tạo cũng đã không mang lại hiệu quả và gây ra những biến chứng tệ hại cho bệnh nhận như: đau, cứng gối, tràn dịch, đứt thứ phát,...
Phương pháp phẫu thuật hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay là tái tạo lại dây chằng chéo trước bằng một mảnh gân khác thay thế qua nội soi. Với phương pháp này vật liệu được sử dụng có thể là gân tự thân và gân đồng loại bao gồm các loại sau:
- Gân tự thân(gân được lấy từ chính bệnh nhân): Gân Hamstring(gân cơ thon và cơ bán gân); gân bánh chè; gân cơ tứ đầu
- Gân đồng loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác bên dài…
tái tạo lại mổ nội soi dây chằng chéo trước
Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng phương pháp nội soi

Phẫu thuật dây chằng chéo trước với phương pháp thay thế mảnh gân khác qua nội soi, tỉ lệ thành công khá cao 82-95%.
Để đạt được kết quả trên quá trình lựa chọn gân thay thế dây chằng trước bị tổn thương cũng là một yếu tố qua trọng không thể bỏ qua. Bởi mỗi loại gân đều có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng khác nhau
Gân bánh chè tự thân
+ Ưu điểm: Mảnh ghép rất chắc và khỏe, liền gân nhanh hơn sau khi ghép do có xương hai đầu mảnh ghép.
+ Nhược điểm: khi lấy mảnh ghép  sẽ gây đau trước khớp gối liên quan đến tổn thương; sau mổ sẽ hồi phục chậm ở cơ tứ đầu; làm yếu hệ thống duỗi gối co cứng trước gối và hạn chế biên độ duỗi gối; có thế gây biến chứng viêm gân, đứt gân hoặc vỡ xương bánh chè.
- Gân Hamstring (gân cơ thon và bán gân) tự thân
+ Ưu điểm: Đường mổ nhỏ, nhanh hồi phục. Sẽ tránh được các nhược điểm của lấy gân bánh chè.
+ Nhược điểm: so với gân bánh chè, thời gian liền gân muộn hơn, gân dễ bị giãn sau một thời gian vận động.
Gân thay thế dây chằng trước
Mảnh ghép gân bánh chè và Gân Hamstring

 Gân cơ tứ đầu tự thân.
Gân cơ tứ đầu thường dùng để tái tạo lại dây chằng chéo trước cho bệnh nhân sau khi mổ dùng Hamstring thất bại. Nhược điểm khi lấy gân cơ tứ đầu: đau và để lại sẹo xấu sau mổ.
‒ Gân đồng loại 
Ưu điểm:
Mảnh ghép to, chắc, chủ động về kích thước, có thế tránh được tổn thương thêm cho bệnh nhân khi lấy gân, mổ với thời gian ngắn hơn.
Nhược điểm:
Dễ gặp nguy cơ nhiễm trùng sau mổ và truyền nhiễm bệnh do vi rút ở giai đoạn ban đầu nếu không được khống chế có thể lây từ người cho sang người nhận.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần phải cân nhắc một số yếu tố sau để quyết định phẫu thuật hay không phẫu thuật khi bị đứt dây chằng chéo trước.
- Đối tượng nên phẫu thuật dây chằng chéo trước là những người trưởng thành độ tuổi còn trẻ trong công việc cần năng động và hoạt động nhiều; vận động viên chơi các môn thể thao hay những người công nhân lao động chân tay.
- Đối tượng cần cân nhắc khi phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước là những người đã có tuổi tuy vậy nhu cầu hoạt động vẫn rất cao; trẻ em đang trong độ tuổi phát triển (vì có thể làm tổn thương sụn phát triển) nên trì hoãn việc phẫu thuật cho tới khi đủ 16 tuổi vì lúc này đã giảm nguy cơ làm tổn thương sụn phát triển; bệnh nhân  tổn thương dây chằng chéo trước mất vững, có nguy cơ dễ tái chấn thương.
Trên đây là những phương pháp điều trị đứt dây chằng chéo trước và những yếu tố cần cân nhắc  có nên phẫu thuật hay không phẫu thuật dây chằng chéo trước. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có quyết định nên chữa trị bệnh của mình theo phương pháo nào. Chúc bạn luôn sống khỏe!


Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Hiểu thêm về rách dây chằng trước khớp gối

Hiểu thêm về rách dây chằng trước khớp gối 


Trong quá trình vận động các hoạt động thể thao: bóng đá, bóng rổ, quần vợt và bóng chuyền. Trong một số tình huống sẽ phải dừng đột ngột và thay đổi hướng nhanh chóng. Các hành động này sẽ dẫn đến xảy ra chấn thương rách dây chằng trước khớp gối, bên trong khớp gối. 

Vậy nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng, cách kiểm tra chẩn đoán điều trị rách dây chằng trước khớp gối như thế nào ? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức đó.
Rách dây chằng trước khớp gối
Rách dây chằng trước khớp gối


1. Nguyên nhân khiến rách dây chằng trước khớp gối

Rách dây chằng trước khớp khối thường xảy ra trong khi thực hiện hoạt động thể dục, thể thao: đang chạy nhanh thì lập tức thay đổi hướng, dừng lại đột ngột hoặc trụ với bàn chân trồng, xoắn hoặc kéo căng quá mức đầu gối.

 rách dây chằng chéo khớp gối
Rách chằng chéo khớp gối do chuyển hướng đột ngột

Ngoài ra, rách dây chằng khớp gối xảy ra trong quá trình trượt tuyết xuống dốc, lên dốc, do hạ từ một cú nhảy gây ra hoặc trong một trận bóng đá hay do tai nạn giao thông.

Dây chằng được cấu tạo bởi các mô được kết nối với một xương khác nhằm giúp ổn định khớp đầu gối.

2. Biểu hiện lâm sàng khi bị rách dây chằng khớp gối trước

Khi rách dây chằng trước khớp gối xảy ra, ngay lập tức sẽ nghe thấy tiếng “pop”, đầu gối sưng lên do chảy máu từ sự đứt dây chằng và có thể do tổn thương những thành phần khác của khớp như bao khớp và các dây chằng bên, có cảm giác không ổn định và khiến người bệnh rất đau đớn.
Biểu hiện rách dây chằng trước gối
Đầu gối sưng to rất đau đớn

3. Kiểm tra và chẩn đoán rách dây chằng khớp gối trước

Khám lâm sàng là biện pháp chẩn đoán thông thường để phát hiện rách dây chằng khớp gối trước, tuy nhiên để loại trừ chắc chắn các nguyên nhân khác và để xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương thì cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
+ Chụp X – quang là cần thiết để loại trừ một vết gãy xương. 
rách dây chằng chéo trước khớp gối
Hình ảnh chụp x- quang rách chằng chéo khớp gối trước

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) để có thể thấy mức độ của chấn thương dây chằng trước khớp gối và xem các dây chằng đầu gối hoặc sụn khớp bị thương.

 chuẩn đoán rách dây chằng chéo trước
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ rách dây chằng chéo khớp gối

+ Siêu âm dùng để kiểm tra mức độ thương tích ở các dây chằng, gân và cơ của đầu gối.

+ Nội soi khớp sẽ cho thấy những thiệt hại để có thể thực hiện sửa chữa cùng một lúc trong nhiều trường hợp tổn thương gối.

4. Phương pháp điều trị rách dây chằng khớp gối

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương rách dây chằng trước khớp gối, mức độ thiệt hại cho đầu gối, mà sẽ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.
Có rất nhiều phương pháp điều trị rách dây chằng khớp gối trước như: phẫu thuật để thay thế dây chằng bị rách; có thể sử dụng các bài tập phục hồi chức năng để có thể lấy lại sức mạnh sự ổn định và tăng cường cơ.
- Điều trị phục hồi chức năng: là rất cần thiết đối với điều trị rách dây chằng chéo có thể sử dụng nạng và có thể đúp đầu gối.
Điều trị rách dây chằng trước
Bài tập phục hồi chức năng rách dây chằng chéo trước

- Phẫu thuật hút dịch: Rách dây chằng trước khớp gối có có thể gây ra chảy máu bên trong đầu gối, dẫn đến sưng gối. Để giảm sưng cho đầu gối bác sĩ có thể dùng phương pháp hút dịch, được tiến hành bằng cách đưa kim vào khớp gối để thu dịch dư thừa.

Điều trị rách dây chằng trước khớp gối
Phẫu thuật hút dịch rách dây chằng trước khớp gối

- Phẫu thuật tái thiếtBị rách dây chằng khớp gối khi sử dụng kim khâu để nối lại với nhau có thể sẽ không thành công. Vì vậy, một mảnh dây chằng từ một phần khác của chân dùng để thay thế là vô cùng hữu hiệu. Phương pháp được thực hiện bằng cách nội soi thông qua vết rạch nhỏ xung quanh khớp gối, bởi khi nội soi sẽ có một camera được dùng để hướng dẫn vị trí ghép dây chằng trước khớp gối.
- Bạn cũng có thể từ chối phẫu thuật khi bị rách dây chằng khớp gối, nếu lựa chọn như vậy thì lời khuyên cho bạn là nên tránh tham gia các hoạt động thể thao liên quan đến bật hoặc nhảy. 
- Ngoài ra, khi bị rách dây chằng chéo khớp gối, bạn cụng có thể tự chăm sóc và điều trị ở nhà, các bước bạn nên làm là:
+ Đầu tiên nghỉ ngơi là điều cần thiết: sử dụng nạng để giảm dồn trọng lượng vào đầu gối sau khi chấn thương dây chằng trước khớp gối.
+ Thứ hai bạn nên dùng băng ép: Cố gắng băng đầu gối ít nhất  2 giờ trong 20 phút tại một thời điểm.
+ Tiếp theo bạn nên nén vết thương bằng cách quấn một băng đàn hồi hoặc quấn nén xung quanh đầu gối.
+ Tập luyện nâng cao gối bằng cách nằm xuống với đầu gối tựa vào gối.
+ Trường hợp nếu đau quá nên dùng thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) để giảm cơn đau khi cần thiết.
Trên đây là những chia sẻ kiến thức về rách dây chằng chéo trước khớp gối, hi vọng đã giải đáp những vướng mắc của bạn về bệnh này. Chúc bạn luôn sống khỏe!

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Giãn dây chằng đầu gối thì phải làm sao ?

Giãn dây chằng đầu gối thì phải làm sao ?


Giãn dây chằng đầu gối là một chấn thương đầu gối thường gặp do những va chạm trong cuộc sống như té, ngã, chơi thể thao, bị đánh, mang vật nặng, tai nạn. Dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị đứt hoàn toàn, chỉ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn. 
Điều trị giãn dây chằng đầu gối
Chấn thương giãn dây chằng đầu gối

Khi va chạm xảy ra sẽ xuất hiện dấu hiệu sưng nhưng không bầm tím ở vùng bị tổn thương, khi đó vận động không được vững vàng. Tuy nhiên, khớp vẫn được giữ vững chứ không bị lỏng lẻo, mức độ lỏng tùy theo độ nặng nhẹ của chấn thương. 
Đầu gối sưng to do giãn dây chằng
Đầu gối sưng do giãn dây chằng

Vì thế, không gây nguy hiểm và có thể phục hồi nhanh, nhưng nếu ngời bệnh chủ quan và tự ý xử lý có thể khiến bệnh khó lành hơn. Giãn dây chằng đầu gối có nhiều loại khác nhau như: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên.... 

Để biết chính xác dây chằng đầu gối đang bị tổn thương ở mức độ nào, đầu tiên cần chụp X - quang xem xương có rạn nứt gì không. Tiếp đó, sẽ phải chụp cộng hưởng từ để xem mức độ dãn/đứt dây chằng và nhất là rạn/rách sụn chêm. 
bị giãn dây chằng đầu gối
Các nghiệm pháp chẩn đoán khi bị giãn dây chằng đầu gối

Trường hợp, nếu ở độ tuổi trẻ và mức độ tổn thương nhẹ thì sẽ điều trị bằng cách điểm dịch kích thích cho sụn liền lại. Nếu ở mức độ nghiêm trọng hơn thì sẽ mổ nội soi để gắp những miếng sụn rách ra hoặc nối lại dây chằng đã bị đứt.
Vậy điều trị giãn dây chằng đầu gối như thế nào ?
Trường hợp giãn dây chằng nhẹ (bong gân nhẹ), bạn có thể dùng đá lạnh, thuốc gel lạnh, salonpas lạnh để chườm và giảm nhanh cơn đau.
 Bên cạnh đó ban nên dùng kết hợp thuốc giảm đau NSAIDs với thuốc chống viêm, chống phù nề. Đó là những phương pháp hiệu quả khi bị giãn dây chằng đầu gối. Nếu bạn tuân thủ và thực hiện đúng những hướng dẫn trên thì dây chằng có thể hồi phục tự nhiên sau 2 tháng.

 Ngược lại, nguy cơ tái phát sẽ rất cao nếu bạn không chịu khó tập luyện và phục hồi đúng cách, đặc biệt là phần sụn bao đệm gối sẽ bị sưng to và không co về trạng thái cũ được. 

Ngoài ra,  bạn  cần lưu ý một số điều khi điều trị giãn dây chằng:
- Không nên tự ý sử dụng dầu nóng, cao nóng Salonpas, Deep heat, mật gấu, rượu… để xoa bóp vì có thể khiến khớp sưng to hơn và đau nhiều hơn, dễ dẫn đến teo cơ và cứng khớp.
- Chỉ áp dụng cách này trong trường hợp gãy xương vì sẽ giúp làm tăng tiết dịch máu giúp xương liền nhanh.
- Không nên chủ quan mà phải chú ý xử lý cẩn thận kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để tránh dẫn đến đứt dây chằng khiến việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn.

Trên đây là những kiến thức về giãn dây chằng chéo: nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phương pháp điều trị khi bị giãn dây chằng đầu gối. Hi vọng bạn đã biết làm thế nào khi gặp phải tình trạng này. Chúc bạn sống khỏe!